[List] Huyền lý – Đạo Đức Kinh

Danh mục Huyền lý
STT IMAGE DOWNLOAD
1 [ebook] Đạo Đức Kinh – Nguyễn Duy Cần – Hà Nội 8/2007
Phiên bản Đạo Đức Kinh của Thu giang Nguyễn Duy Cần
33 trang
Type Link download
.pdf ~ 290 KB (297,927 bytes)
>mediafire.com>
>fs.chungta.com>
[Sách] Lão Tử Tinh Hoa – Nguyễn Duy Cần – Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1992
258 trang
Type Link download

>truyengicungco.com> (bản rút gọn)
.pdf ~ 1.48 MB (1,552,764 bytes)
>banthedao.net>

(…) “Ông chỉ viết có một quyển rất vắn tắt: ĐẠO ĐỨC KINH. Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này”.
(Il n’écrivit qu’un livre très bref: le livre de la voie et de la vertu. Les quelques lignes qui le composent contiennent toute la sagress de cette terre)
RENE BERTRAND (sagesse Perdu) p.306
*-----------------------------
“Lão Tử đâu phải chỉ sống cho nƣớc Trung Hoa và thời đại của ông mà thôi; ông là một trong những bậc Thầy thuần tuý và sâu sắc của nhân loại.
(Lao Tsé n’est pas vécu seulement pour la Chine et pour son époque; il est un des maîtres les plus purs et les plus profonds de l’Humanité)
E.V. ZENKER (Hist. de la Philos. Chinoise) p.108
*-----------------------------
Tri giả bất ngôn
知 者 不 言
Ngôn giả bất tri
言 者 不 知
Biết, thì không nói;
Nói, là không biết.
道 德 經
ĐẠO ĐỨC KINH
Đạo Đức Kinh được học giả Nguyễn Duy Cần dịch trực tiếp từ bản gốc tiếng Trung Quốc. Lão Tử Tinh Hoa là cuốn sách bàn rộng ra về những nội dung cốt lõi của Đạo Đức Kinh.
2 [ebook] Lão Tử Đạo Đức Kinh – Nguyễn Hiến Lê
Phiên bản Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 2006
Type Link

>vnthuquan.org>

>maxreading.com>
.pdf ~ 1.62 MB (1,705,562 bytes)

>mediafire.com>


~ 2.11 MB (2,216,933 bytes)

>giwho.com>

~ 2.81 MB (2,957,206 bytes)

>113.171.224.168>
>banthedao.net>
.prc ~ 911 KB (933,496 bytes)
(v.2)
>mediafire.com>


~ 958 KB (981,428 bytes)
(v.3)
>mediafire.com>

“Chúng ta đã có vài ba bản dịch Đạo đức kinh rồi. Tôi góp thêm một bản dịch nữa, với một phần giới thiệu khoảng 100 trang về học thuyết của Lão tử.
Theo các học giả Trung Hoa gần đây, cho rằng Lão sinh sau Khổng, Mặc, trước Mạnh; và bộ Đạo đức kinh xuất hiện sau Luận ngữ, vào thế kỉ thứ IV hay thứ III, trước Tây lịch, do môn sinh của Lão tử chép lại lời thầy; tuy có khoảng mười chương của người đời sau thêm vào nhưng tư tưởng vẫn là nhất trí.
Lão tử là triết gia đầu tiên của Trung Quốc luận về vũ trụ, có một quan niệm tiến bộ, vô thần về bản nguyên của vũ trụ mà ông gọi là Đạo. Ông lại xét tính cách và qui luật của Đạo, dùng những qui luật đó làm cơ sở cho đạo ở đời và đạo trị nước, tức cho một nhân sinh quan và một chính trị quan mới mẻ. Do đó mà học thuyết của ông hoàn chỉnh nhất, có hệ thống nhất thời Tiên Tần.
Ông tặng cho hậu thế những tư tưởng bình đẳng, tự do, trọng hoà bình, không tranh giành nhau mà khoan dung với nhau (dĩ đức báo oán), trở về tự nhiên, sống thanh tịnh. Trở về tự nhiên theo ông không phải là trở về thời ăn lông ở lỗ, sống bằng săn bắn và hái trái cây, mà trở về buổi đầu thời đại nông nghiệp, thời bộ lạc, có tù trưởng nhưng tù trưởng cũng sống như mọi người khác, không can thiệp vào đời sống của dân. Nước thì nhỏ mà dân ít; các nước láng giềng trông thấy nhau, nghe được tiếng cho sủa, tiếng gà gáy của nhau mà dân các nước không qua lại với nhau, có thuyền có xe mà không ngồi, dùng lối thắc dây thời thượng cổ mà không có chữ viết (chương 80). Thời đó có thể là thời Nghiêu Thuấn mà tất cả các triết gia thời Tiên Tần đều cho là hoàng kim thời đại. Dĩ nhiên nhân loại không lùi lại như vậy được và đọc Lão tử chúng ta chỉ nên nhớ rằng ông muốn cứu cái tệ đương thời là đời sống đã phúc tạp quá, từ kinh tế tới lễ nghi, chính trị, tổ chức xã hội; con người đã gian tham, xảo trá nhiều, do đó mà loạn lạc, nghèo khổ.
Học thuyết của ông bổ túc cho học thuyết của Khổng, nén bớt tinh thần hăng hái hữu vi, quá thực tiễn của Khổng. Hiện nay người phương Tây chán nản nền văn minh cơ giới, sản xuất để tiêu thụ rồi tiêu thụ để sản xuất, muốn trở lại đời sống thiên nhiên, giản dị, nên Đạo đức kinh lại được nhiều người đọc[1]. Nhưng các chính trị gia không ai theo bài học của ông cả; tôi nghĩ những câu như: “Càng ban nhiều lệnh cấm thì dân càng nghèo” (Chương 57), “Can thiệp vào việc dân nhiều quá thì dân sẽ trá nguỵ, chống đối” (Chương 60) rất đáng cho họ suy ngẫm”.
Nguyễn Hiến Lê
Trích trong "Hồi kí Nguyễn Hiến Lê" (Nxb Văn học – 1993)


[1] Will Durant, trong Lịch sử văn minh Trung Hoa, thì cho rằng: “Đời sống đong đưa như quả lắc, từ Voltaire qua Rousseau, từ Khổng tử qua Lão tử, từ Socrate qua Ki Tô. Mỗi ý nghĩ xâm chiếm tâm hồn ta trong một quãng dài hay ngắn của đời ta, chúng ta bênh vực nó nhiều hay ít, thành công nhiều hay ít, rồi chúng ta chán chiến đấu, giao lại cho thế hệ trẻ hơn mớ tin tưởng của ta lúc đó chẳng còn được bao nhiêu, để vô rừng sống với Jean Jacques và Lão tử; làm bạn với hươu nai, sung sướng không kém gì Machiavel  khi nói chuyện với nông dân chất phác; chúng ta để mặc cho thế giới muốn làm trò ma mãnh gì thì làm, không nghĩ tới việc cải thiện nó nữa. Lúc đó trước khi vô núi có lẽ chúng ta đốt hết sách vở đi, chỉ trừ một cuốn và vui vẻ tìm sự minh triết trong Đạo đức kinh”.
3 [ebook] Đạo Đức kinh – Nguyễn Văn Thọ
Phiên bản Đạo Đức Kinh của Bác sĩ Nhân tử Nguyễn Văn Thọ
http://nhantu.net
Type Link download

>nhantu.net>
.pdf ~ 1.47 MB (1,543,333 bytes)
(bản chụp từ website)
>daibitam.vn>

1. Hóa công hồ dễ đặt tên,
Khuôn thiêng hồ dễ mà đem luận bàn.
2. Không tên sáng tạo thế gian,
Có tên, là mẹ muôn vàn thụ sinh.
3. Tịch nhiên cho thấy uy linh,
Hiển dương cho thấy công trình vân vi.
4. Hai phương diện một Hóa Nhi,
Huyền linh khôn xuất huyền vi khôn lường.
Ấy là chúng diệu chi môn,
Cửa thiêng phát xuất mọi nguồn huyền vi.
*
1. Người đời thấy đẹp biết khen,
Thế là cái xấu đã chen vào rồi.
Điều hay đã rõ khúc nhôi,
Thời đà dang dở lôi thôi sinh dần.
Mới hay: Không có chuyển vần,
Dễ sinh ra khó, vắn nhân thành dài.
Thấp cao tùy ngó ngược xuôi,
Tiếng ca, trầm bổng, dòng đời trước sau.
2. Thánh nhân khinh khoát tầng cao,
Vô vi, thầm lặng, tiêu hao dạy đời.
3. Kìa xem muôn vật thảnh thơi,
Im lìm sinh hoạt, một lời cũng không.
Ngày đêm làm chẳng kể công,
Công thành phơi phới, tuyệt không bận lòng.
4. Không nấn ná lúc thành công,
Cho nên tồn tại mãi cùng thiên thu.
...
4 [ebook] Đạo Đức Kinh Dễ Hiểu – Phan Ngọc
Phiên bản Đạo Đức Kinh của Giáo sư Phan Ngọc
Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 2001
Type Link

>scribd.com>
.pdf ~ 394 KB (403,903 bytes)
>emiclib.com>r
.prc ~ 61.6 KB (63,176 bytes)
>mediafire.com>
r
>emiclib.com>r
>timsach.com.vn>[rar] – r
.epub ~ 140 KB (143,916 bytes)
>emiclib.com>r
.mobi ~ 93.2 KB (95,491 bytes)
>emiclib.com>r

Có một tác phẩm mà đã là người biết Hán học không ai không đọc, không ai không phục, nhưng cách giải thích từng câu trong tác phẩm này lại rất khác nhau. Trên hai nghìn năm nay sách chú giải có hàng trăm, sách dịch ra tiếng nước ngoài cũng không ít hơn, nhưng vẫn chưa có sự nhất trí về nội dung những câu mang tính chất triết học nhất. Đó là quyển Đạo Đức Kinh, một tác phẩm kinh điển của văn hóa Trung Hoa, bên cạnh quyển Luận Ngữ, tác phẩm kinh điển của Nho giáo. Tôi gọi nó là sách kinh điển của văn hóa Trung Hoa vì Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia hay Đạo giáo đều vay mượn khá nhiều ở đấy, và chữ “Vô” làm nền tảng cho nó thuấn nhuần cả thi pháp, tự pháp, họa pháp, nhạc pháp, cách dinh dưỡng, y học, thậm chí cả ma thuật. Cho nên việc hiểu nó là hết sức cần thiết.
Có một điều đáng chú ý là ở phương Tây ảnh hưởng của Lão Tử là to lớn hơn ảnh hưởng của Khổng Tử rất nhiều, số bản dịch ở Pháp theo Thu Giang trong Lão Tử, Đạo Đức Kinh là hơn 60 quyển và trong những bài giảng về triết học của Hegel, Lão Tử được đánh giá rất cao, nhưng Khổng Tử không được xem là nhà triết học. Ở Việt Nam trừ GS Cao Xuân Huy ra, tôi thấy ảnh hưởng của Lão Tử trong tư tưởng, triết học, văn học không rõ cho lắm. Trái lại, ảnh hưởng Trang Tử lại rất lớn và không một nhà Nho Việt Nam nào lại không chịu đôi chút ảnh hưởng Trang Tử. Theo tôi, điều này một phần do các sách chú giải đã thần bí hóa tác phẩm, mà các nhà Nho Việt Nam tuy đều thuộc Đạo Đức Kinh, vì sách này rất mỏng chỉ có 5000 chữ, nhưng đều xa lạ với cách nhìn khách quan, lạnh lùng của tác giả.
Là người mê bách gia chư tử năm 18 tuổi, tôi đã đọc Đạo Đức Kinh hàng chục lần, nhưng chỉ hiểu được một nửa, cái nửa có thể nói, ai cũng hiểu như nhau. Còn về nửa kia, dù tôi có đọc đủ mọi bản Đạo Đức Kinh mà tôi tìm được với những chú giải của Vương Bật, Trần Tụ, Cao Hanh… nếu như ở chỗ này tôi có hiểu rõ hơn, thì ở chỗ khác tôi lại thấy không chấp nhận được. Tự kiểm điểm mình, tôi thấy tôi là anh chàng duy lý, cho nên bất kỳ cách giải thích nào nghe ra huyền bí tôi đều thấy chối. Tôi ngờ rằng cách giải thích không khỏi chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, điều mà sau này thấy rất rõ khi nghiên cứu Đạo giáo Trung Hoa.
Để giải quyết băn khoăn, tôi đọc các bản dịch ra một số ngôn ngữ phương Tây mà tôi quen. Tôi vẫn thấy mình không hài lòng. Người thì biến ông ta thành một người báo trước Thiên chúa giáo, người thì chuyển ông ta thành nhà triết học trực giác luận, người mượn ông ta để bênh vực thần bí luận. Ngay bản dịch gần đây nhất, năm 1995, do Giáp Văn Cường dịch, Trần Kiết Hùng hiệu đính, vẫn mang một tên gọi tiêu biểu Lão Tử, Đạo Đức huyền bí.
Vào khoảng năm 1951, nhờ anh Trần Đức Thảo, tôi học triết học cổ điển và hiện đại của Đức. Tôi bắt đầu hiểu Đạo Đức Kinh một cách khác. Nhờ có học ngôn ngữ học tôi nhận ra điều dưới đây.
Sở dĩ các bản chú thích, và các bản dịch có chỗ không làm tôi tin vì các học giả có xu hướng quan niệm các khái niệm do Lão Tử đặt ra là những từ kép, có một nội dung siêu hình như: vô vi, huyền tẫn, cốc thần, huyền đức, thiên môn, thường vô, thường hữu… Đồng thời, người ta có xu hướng hiểu cách diễn đạt theo lối ẩn dụ, nói chuyện bóng gió. Điều này một phần do chỗ các học giả có xu hướng giải thích Đạo Đức Kinh theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử. nhưng đọc kỹ Trang Tử, tôi lại thấy Trang Tử là người duy tâm chủ quan. Mặt khác, tôi thấy các sách triết học Tiên Tần rất ít đặt ra những từ kép có nội dung triết học, cố nhiên trừ Trang Tử. Như vậy, nếu như Đạo Đức Kinh là một tác phẩm thời Chiến Quốc và chắc chắn là trước tác phẩm của Trang Tử thì khó lòng Trang Tử hóa được tác phẩm được.
Tôi lại giải mã tác phẩm theo quan điểm tách mọi từ kép kia thành những từ đơn, rồi giải thích theo nghĩa đen, không chấp nhận nghĩa bóng. Nói khác đi, tôi đọc với đôi mắt của trẻ thơ như tác giả yêu cầu. Cuối cùng tôi trở về cái nguyên mộc chưa bị đẽo gọt và công bố bản Đạo Đức Kinh dễ hiểu mà các bạn đang đọc.
Trong bản dịch này, mọi từ do Lão Tử sáng tạo đều bị tách ra, hiểu theo nghĩa mộc. Sở dĩ tôi giữ từ “Vô vi”, chẳng qua từ này quá thông dụng, nếu đổi sẽ bị phản ứng. Còn nội dung của “Vô vi” là làm theo cái Vô. Cái Vô đây theo cách lý giải của tác giả đồng thời là cái đạo tự nhiên, cái đạo với chữ Đ hoa, cũng không có gì là huyền bí. Nó không có nghĩa là làm không bị ham muốn riêng lôi cuốn mà là làm theo cái tự nhiên trong trời đất và trong lòng người. Chính vì làm theo “Vô vi” mà khiến mọi người làm vì chính vì như họ yêu cầu, do đó mình không nhọc sức mà không có gì không làm được. Cách này không khác cách nói quen thuộc của ta “Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong” là bao nhiêu.
Trong bản dịch này, mỗi chương đều có phần phiên âm chữ Hán được sao lại theo những bản có uy tín nhất, sau đó có phần dịch rất sát để bạn đọc tự kiểm tra. Tự thân bạn đọc sẽ thấy câu nào cũng sâu sắc, cũng hay và sẽ hiểu tại sao tác phẩm này lôi cuốn người ta đến như thế. Cũng chính để chứng minh điều ấy, nên tôi cố tình không thêm chú thích nào hết. Điều chứng minh quả táo tồn tại là tôi ăn nó. Đưa thêm chú giải nào có khó gì, nhưng việc gì phải làm chuyện rắc rối? Nếu như tác giả có gan viết một tác phẩm triết học bằng một ngôn ngữ mộc mạc nhất ta có thể hình dung được, vậy cớ gì tôi lại biến ông ta thành con người nói không ai hiểu, nếu không có những chú thích dài dòng? Tôi chỉ thêm ngoặc đơn là phần có trong bản dịch nhưng không có trong nguyên bản để đọc cho xuôi, và một vài chữ trong ngoặc chéo để chú thích, hoặc là do nghĩa của từ quá đặc biệt, hoặc vì thực tế có thể xa lạ với chúng ta.
Bây giờ tôi thử dùng ngôn ngữ học chứng minh tại sao tác phẩm này lại khó dịch đến thế. Nó khó dịch không phải vì tư tưởng khó hiểu mà vì tác giả là người đầu tiên ở Trung Hoa đã thực hiện một hành động cực kỳ táo bạo là tư biện triết học bằng một ngôn ngữ đơn tiết khi nó chưa tiếp thu những kinh nghiệm của các ngôn ngữ biến tố để đổi mới cách diễn đạt, kinh nghiệm mà nó sẽ tiếp thu từ tiếng Sanskrit để tạo nên những bản dịch kinh Phật nổi tiếng và văn phong của Tống Nho.
Tiếng Hán ở thời tác giả cũng đại khái như tiếng Việt trước khi tiếp xúc với tiếng Pháp. Một sự kết hợp như “anh em” có thể có bảy nghĩa khác nhau. Nếu là danh từ kép thì nó sẽ có nghĩa tương đương với “các bạn”, tức là một danh từ tập thể; nếu là một tính từ nó sẽ có nghĩa tương đương với “thân mật”; nếu là động từ nó sẽ có nghĩa là “chơi bời thân thiết”. Một khi nó là hai danh từ tách biệt nhau nó sẽ có nghĩa là “anh của em”, “anh và em”. Còn một khi “em’ được xem như một đại từ nhân xưng thì nó lại có nghĩa là “anh của tôi”, “anh của mày”. Giải thích cách nào cũng ổn. Để tránh những hiểu lầm như vậy trong tiếng Việt hiện đại, chúng ta “dán nhãn” cho sự kết hợp này bằng cách thêm những yếu tố ngữ pháp để xóa bỏ mọi sự hiểu lầm: “các anh em, rất anh em, vẫn anh em, anh của em, anh và em, anh của tôi, anh của mày”. Đây là một quá trình tự phát nhưng nhìn kỹ nó cũng là một biểu hiện của “Vô vi”, rất phù hợp với ham muốn của mọi người để đạt đến một ngôn ngữ trong sáng, chính xác, một nghĩa, cho nên được mọi người chấp nhận và thành quy tắc của tiếng Việt hiện đại, điều mà các nhà thơ trước đây không hề làm. Dĩ nhiên, tôi phải dịch không chỉ Đạo Đức Kinh mà mọi tác phẩm Hán cổ bằng một tiếng Việt có “dán nhãn” như vậy. Ngày còn trẻ, tôi có tham vọng dịch Bách gia chư tử thành tiếng Việt hiện đại, ai cũng hiểu. Nhưng cái tham vọng ấy không được thực hiện vì không có kinh phí, dù ít nhất. Tuy chủ trương dịch ra tiếng Việt hiện đại không được một số người tán thành, nhưng tôi không thay đổi ý kiến vì tôi thấy các sách dịch Hán văn của ta không lôi cuốn được bạn đọc như lẽ ra phải như vậy. Tuy số sách dịch khuynh hướng nhiều, nhưng từ Trương Vĩnh Ký đến nay, ngoài các tiểu thuyết ra, các sách lý luận vẫn không được bạn đọc chú ý. Chính vì Hán cổ quá gần tiếng Việt cho nên ta cứ muốn diễn đạt theo lối phục chế trong khi tâm thức chúng ta đã Tây phương hóa rất nhiều và tiếng Việt đã mang một diện mạo về ngữ pháp không thể chối cãi được.
Để làm cho một ngôn ngữ phi tư biện như tiếng Hán có thể diễn đạt một nội dung triết học, Lão Tử bắt buộc phải sử dụng những biện pháp dưới đây:
a)     Cùng một khái niệm là Đạo, được gọi bằng nhiều biểu đạt khác nhau, khi muốn nhấn mạnh một khía cạnh cá biệt. Do đó Đạo, Nhất, Cốc thần, Thực mẫu, Vô, Hữu… thay thế Đạo tùy theo nội dung từng câu muốn nhấn mạnh mặt nào đó của Đạo.
b)     Sử dụng một lối văn xuôi mới mà ông là người đầu tiên khởi xướng. Đó là lối với chia câu ra từng vế đối chọi nhau, các vế này chỉ khác nhau có một hai chữ, nhưng về cơ bản là lặp lại của nhau, để mượn những chữ khác nhau này nêu bật cái mâu thuẫn trong tồn tại là điều tác giả cảm nhận cực kỳ sâu sắc. Chính cách diễn đạt này đã đã chuyển ngôn ngữ tác phẩm thành ngôn ngữ của cách ngôn, tục ngữ, điều mà ta cũng thấy trong tục ngữ Việt Nam và Hán. Nhờ hình thức đối chọi này, ý kiến trở thành một chân lý muôn thuở, rất hợp với một quyển kinh.
c)      Rồi để cấp cho ngôn ngữ một sắc thái cao siêu tác giả biến các đoạn ngắn thành những đoạn có vần. Lúc đó tự thân cách diễn đạt sẽ khoác cái vẻ muôn đời, ngoại thời gian, mà người đọc cảm nhận rất rõ. Điều này cũng do tác giả khởi xướng.
d)     Câu văn phải kỳ mới làm cho người ta nhớ, bởi vì một nội dung mới, lạ, cần có một hình thức mới, lạ. Ta thấy rất rõ điều này trong cách chấm câu. Khi thì chấm câu chỉ sau hai chữ, thậm chí sau một chữ. Câu văn nhờ vậy cực kỳ rắn rỏi. Nhưng điểm này không phải sáng tạo của tác giả. Tả truyện đã mở đầu nhưng làm kín đáo. Còn Lão Tử làm lộ liễu, gây khó chịu, làm khổ các nhà chú giải, nhưng cũng chính cái khó ấy thu hút mọi người.
Kinh nghiệm giải mã tục ngữ giúp tôi giải mã Đạo Đức Kinh. Cũng như tục ngữ, từng chữ một trong tác phẩm không có gì khó, nhưng câu thường rất lạ. Tôi chỉ nêu hai trường hợp mà cách chú giải và các bản dịch đều làm tôi khó hiểu.
- Thứ nhất, về cách chấm câu. Trong chương 1 có câu: “Đồng vị chi huyền” sau khi nói cái Vô và cái Hữu đều là một, các sách đều giải thích là “Cũng gọi là cái huyền diệu”. Nhưng tôi thấy vô lý. Cái Vô đành là cái huyền diệu, nhưng cái Hữu thì có gì là huyền diệu đâu, tại sao lại bảo cái Hữu “cũng là cái huyền diệu”. Nên chấm câu khác đi thành: “Đồng, vị chi huyền” thì ý nghĩa triết học sẽ là: Cái đồng (thống nhất) ấy chính là cái huyền diệu. Nội dung triết học sẽ rất lớn và rất gần với quan điểm của Hegel trong Đại Logic khi khẳng định “tính thống nhất của Tồn tại và Hư vô”. Học Hegel, tôi thấy có thể xem Lão Tử là Hegel của Trung Hoa.
- Thứ hai, về cách phân biệt từ loại. Ta biết tiếng Hán cổ không “dán nhãn” cho từ loại, cho nên một từ có thể hiểu là danh từ, tính từ hay động từ và cách giải thích sẽ hết sức khác nhau. Trong chương 5 có hai câu: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu”, các sách đều cho bất nhân là một tính từ kép và dịch là “Trời đất bất nhân xem muôn vật là con chó rơm; thánh nhân bất nhân xem trăm họ là con chó rơm”. Nhưng như vậy là quan niệm trời đất tàn nhẫn và thánh nhân là tàn nhẫn, hoàn toàn trái ngược với nội dung của tác phẩm, bởi vì trong suốt tác phẩm ta thấy trời đất và thánh nhân rất quan tâm tới vạn vật và trăm họ. Nếu tách đôi kết hợp này ra thành “bất” là “chẳng” và xem “nhân” là động từ thì sẽ diễn đạt đúng tư tưởng của Lão Tử. Trời đất chẳng lo đến chữ nhân, xem muôn vật là con chó rơm; thánh nhân chẳng lo đến chữ nhân, xem trăm họ là con chó rơm”. Nói khác đi, trời đất và thánh nhân đều vô vi, làm theo tự nhiên, không bị trói buộc bởi chữ nhân của người đời, nhưng trời đất vẫn sinh ra và nuôi dưỡng muôn vật và thánh nhân luôn nghĩ đến hạnh phúc của trăm họ, có điều không làm theo cái kiểu thô thiển của chữ “nhân” Nho giáo mà thôi. Lúc đó ta thấy học thuyết Lão Tử sâu sắc như thế nào.
Có thuyết cho rằng Đạo Đức Kinh không phải do một người viết mà là tập hợp những câu cách ngôn của nhiều người. Theo quan điểm ngôn ngữ học, tác phẩm này không thể là do nhiều người viết vì phong cách nó rất thống nhất, tất cả các chương đều viết bằng một ngôn ngữ cực kỳ trau chuốt, chữ đúc công phu và rất giỏi về văn học. Nếu cho do chỉ nói hai người viết thôi thì đã không tìm thấy một văn bản thứ hai nào kiểu này. Dù cho nội dung có thể phản ánh những quan niệm chung của tầng lớp ẩn sĩ, nhưng chỉ có thể do một người viết mới đạt đến trình độ thống nhất, chuẩn mực đến như thế.
Đạo Đức Kinh dễ hiểu dịch theo chủ trương của tôi trong “Mẹo dịch”, “Mẹo chính tả”, “Mẹo giảng từ Hán - Việt”, “Mẹo giảng văn” vân vân. Người viết phải chịu mọi vất vả để cấp cho người đọc thao tác làm việc có kết quả.
Trong việc dịch này tôi cảm ơn các bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang, Giáp Văn Cường mà tôi đều tham khảo với tinh thần “Hư tâm cầu học”. Đó đều là những bản dịch tốt, biểu hiện một trình độ Hán học sâu và một công phu khảo cứu hết sức nghiêm túc. So với nhiều bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga thì nó dễ hiểu hơn. Tôi chỉ giới thiệu cách dịch dễ hiểu cho nên gọi nó là Đạo Đức Kinh dễ hiểu, còn Đạo Đức Kinh chính nghĩa là chuyện của các thế hệ sau.
Cuối cùng, cho phép tôi tỏ lòng với hai bậc thầy đã khuất là bác Cao Xuân Huy, chuyên gia về Lão giáo và cha tôi, người đã dạy cho tôi chữ Hán, đồng thời cũng có những thắc mắc gần với những thắc mắc của tôi khi giảng Đạo Đức Kinh. Trong khi dịch tôi nghĩ rằng dù bản dịch có thiếu sót, cha tôi và bác Huy sẽ vui lòng thấy tôi làm một việc có ích. (Phan Ngọc, Hà Nội, tháng 11 năm 1997)

Đạo đức kinh của Lão Tử là một trong những cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc và nhân loại. Ở Việt Nam đã có nhiều bản dịch kiệt tác này. Giáo sư Phan Ngọc cung cấp thêm một bản dịch mà ông gọi là Đạo đức kinh dễ hiểu với mong muốn tác phẩm kỳ lạ này dễ dàng đến với bạn đọc rộng rãi hơn. (Lời nhà xuất bản)
5
[ebook] TIỂU LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH – Daniel P. Reid – Mai Sơn (dịch)
[file] .prc ~ 22,0 KB (22.616 bytes)
>4shared.com>>drive.google.com>folder
6
LÃO TỬ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH nhìn từ văn minh Lạc Việt
>diendan.lyhocdongphuong.org.vn>
7
II- TRIẾT LÝ ĐẠO GIÁO
LÃO TỬ 老子 (Tiên Đạo)
>daotam.info>
8
Tiêu đề: TRUNG DUNG TÂN KHẢO --中 庸 新 考
9
Sáng thế ký

Sáng Thế Ký | vietngutinlanh.com

Khám phá cuộc sống | the-good-news.org
[ebook] Khám phá cuộc sống Giáo lý căn bản
[file] .pdf ~ 1,53 MB (1.613.727 byte)
(21)
>the-good-news.org>
Sách Sáng Thế (Nhóm Phiên dịch CGKPV) | exlurosg.net
Sách Sáng Thế | augustino.net
Sách Sáng Thế |  jw.org

Lời sự Sống | jba.gr
Table des matières | bibliq.org
[ebook] Thời gian biểu của Kinh Cựu Ước
[file] .pdf ~ 554 KB (567.371 byte)
>lds.org>
10
Phục truyền luật lệ ký

Tìm Hiểu Thánh Kinh | ttb.twr.org

BẠN CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC KINH THÁNH | freebiblecommentary.org

Phục-truyền Luật-lệ Ký | vietchristian.com
Sách Phục truyền luật lệ | jw.org
SÁCH GIẢI NGHĨA KINH THÁNH | nhulieuthanhkinh.com

No comments:

Post a Comment