[List] Triết lý – Nhân tâm


Danh mục Triết lý – Nhân tâm
STT IMAGE DOWNLOAD
1 [ebook] Thuật Xử Thế Của Người Xưa - Ngô Nguyên Phi
Type Link download
>xemtuong.net>
Phan 1
>kinhdotruyen.com>
>nhanmonquan.net>
>maxreading.com>
.html ~  649 KB (665,490 bytes) – 73 file
>mediafire.com>[rar] – r
.pdf ~ 471 KB (482.560 bytes)
>lhthaithucpham.wevina.vn>

Mở Đầu Câu Chuyện

Một hôm Trang Tử dẫn học trò đi ngao du, nhân lúc ghé vào nhà một người bạn để thăm. Chủ nhà tay bắt mặt mừng, nói:
      -Tiếng tăm tiên sinh vang dội như sấm bưng tay.Hôm nay tiên sinh ghé thăm bỉ phu thật là vạn hạnh.
      Nói rồi quay lại gọi một gia đinh, bảo:
      - Hôm nay ta gặp khách quý, để mở đầu câu chuyện ngươi hãy thịt một con chim cho ta đãi khách!
      Đứa ở hỏi:
      - Vâng ạ! Nhưng thưa chủ nhân, có hai con chim, một con hót hay, một con không biết hót, thịt con nào?
      Chủ nhân chép miệng:
      - Dĩ nhiên phải thịt con chim không biết hót, thứ vô dụng đó để làm gì?
      Trang Tử cùng chủ nhân ngồi nhâm nhi ly rượu với thịt chim, luận việc thế thái nhân tình, đoạn từ giã chủ nhà, dẫn học trò ra đi. Họ đến bìa rừng, thấy một tiều phu chống búa nhìn cảnh rừng núi bao la. Trước mắt lão là một cây cổ thụ. Trang Tử thấy vậy hỏi:
      - Trời chiều mà chưa thấy tiều ông đaÜn được cây nào. Gặp cây này cao thẳng sao ông không hạ đi?
      Lão tiều thở dài nói:
      - Tôi cũng muốn hạ nó, nhưng ngặt gỗ nó xốp lắm, thứ vô dụng đó đaÜn mà làm gì? !
      Một học trò nghe vậy, hỏi thầy:
      - Cây vô dụng thì bỏ qua, con chim vô dụng thì giết. Con thật không hiểu nổi thói đời?
      Trang Tử mỉm cười nói:
      - Ta ở vào khoảng hữu dụng và vô dụng đó.Chỉ có bậc đạo đức mới tránh khỏi tai họa mà thôi.

Sách Thuật Xử Thế Của Người Xưa do Ngô Nguyên Phi biên soạn; gồm những điển tích được chọn lựạ tinh tế. Mỗi phần trong cuốn sách này là một khung cảnh, tình huống thú vị, cùng những lời bàn giải.
[ebook] Cái Cười Của Thánh Nhân – Nguyễn Duy Cần
Type Link download
>4phuong.net>
>lmvn.com>
>maxreading.com> (thiếu 6 phần từ 53-58)
.pdf ~ 1.02 MB (1,075,550 bytes)
>kimau.com>
.prc ~ 214 KB (219,572 bytes)
>tuthienbao.com>[zip]

~ 732 KB (749,908 bytes)
>mediafire.com>[rar] – folderr
>box.com>[rar] – r
.html ~ 0.98 MB (1,030,941 bytes) – 70 file
>mediafire.com>[rar] – r

Phần Một

Trào Lộng U Mặc Là Gì?
Một nhà văn tây phương có viết:     
"Tình yêu là một vị thần bất tử,
U mặc là một lợi khí,
Cười là một sự bổ ích.
Không có ba cái đo,ù không đủ nói đến văn hóa toàn diện" Cười

đùa quả là một sự bổ ích, u mặc quả là một lợi khí căng thẳng, ngột ngạt, cái khô khan của những chủ thuyết một chiều, cái máy móc của tâm hồn do văn minh cơ khí điều khiển uốn nắn... đang biến loài người thành những bộ máy vô hồn, không dám nói những gì mình nghĩ, không dám làm những gì mình muốn... mà chỉ thở bằng cái mũi của kẻ khác, nhìn bằng cặp mắt của kẻ khác, nghe bằng lỗ tai của kẻ khác... theo nghệ thuật tuyên truyền siêu đẳng của văn minh cơ khí ngày nay! Một con người hoàn toàn là sản phẩm của xã hội, chưa biết sống và dám sống theo ý mình... đó là mục tiêu chính mà u mặc nhắm vào.
      Chính u mặc đã khiến cho bà Roland, khi lên đoạn đầu đài đã "cười to" với câu nói bất hủ này: "Ôi Tự Do, người ta đã nhân danh mi mà làm không biết bao nhiêu tội ác!"Lâm Ngữ Đường, mà trí thức Trung Hoa tặng cho danh hiệu "u mặc đại sư" có nói: "U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện".
      U mặc xuất hiện là để đặt lại mọi nghi vấn về các giá trị thông thường của xã hội mà đời nào cũng tự do là "văn minh nhất" lịch sử! Nhà văn Georges Duhamel khuyên người Tây Phương, trong hoàn cảnh hiện thời, cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị của văn minh, vì chưa có xã hội nào trong văn minh lịch sử mà người trong thiên hạ điêu linh thống khổ bằng! Ở xã hội Trung Hoa ngày xưa, thời Xuân Thu Chiến Quốc, một thời đại điêu linh nhất đã phải sinh ra một ông Lão, một ông Trang, để đặt lại tất cả mọi giá trị của xã hội đương thời.
      Nhà văn họ Lâm cho rằng: "Tinh thần ở u mặc Trung Hoa ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao Trung Quốc. Trong Kinh Thi, Thiên Đường Phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái "trống không" của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên:     
Ngài có xe ngựa, sao không cưỡi, không tế...
Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi!

      Đó là một phần nào đã bộc lộ cái trạng thái u mặc.
      Nhưng phải đợi đến nhân vật chủ não là Trang Châu xuất hiện, mới có được một thứ văn chương nghị luận ngang dọc... mở ra cho người đời một thứ tư tưởng và văn học u mặc hẳn hòi. Trang Tử là thủy tổ của văn học Trung Hoa.
      Các tung hành gia như Quỷ Cốc Tử, Thuần Vu Khôn... điều là những nhà hùng biện trào lộng thật, nhưng vẫn chưa kịp phong thái u mặc thượng thừa của Trang Châu...
      Nền văn Trung Hoa với "bách gia chư tử" đã phát triển rất mạnh. Người ta nhận thất rõ ràng có hai luồng tư tưởng khác nhau xuất hiện: Phái cẩn nguyện (Lấy lễ, nhạc, trang nghiêm, cung kính và nghị luận tuyệt đối một chiều làm chủ yếu), và phái siêu thoát (lấy tự do phóng túng, trào lộng u mặc, nghị luận dọc ngang làm yếu chỉ). Trong khi phái cẩn nguyện cúc cung tận tụy phó vua giúp nước, chăm chăm lấy sự "sát thân thành nhân", "lâm nguy bất cụ" làm lẽ sống, nhưng nhóm đồ đệ của Mặc Địch hay nhóm cân đai áo mão đồ đệ của Khổng Khâu, thì phái siêu thoát lại cười vang... cho bọn khép nép chầu chực ở sân rồng còn kém xa "loài heo tế", hoặc già như nhóm đồ đệ của Dương Chu, nhổ một sợi lông chân mà đổi lấy thiên hạ cũng không thèm, hoặc coi nhân nghĩa như giày dép rách, xem lễ là đầu mối của loạn ly trộm cướp...
      Phái Nho gia có thuyết tôn quân nên bị nhà cầm quyền khai thác lợi dụng, nhân đó mà có bọn hủ nho xuất hiện, được nhóm vua chúa nâng đỡ đủ mọi phương tiện.
      Nhưng, dù bị đàn hạc, bị bức bách đủ mọi hình thức, văn học u mặc chẳng nhưng không bị tiêu diệt lại còn càng ngày càng mạnh. Đúng như lời Lão Tử: "Tương dục phế chi, tất cố hưng chi". Cũng như văn trào lộng của nước Pháp ở thế kỷ mười tám sở dĩ được phát đạt một thời với những ngòi bút trào lộng bất hủ của Voltaire và Rousseau, phải chăng là "nhờ" nơi cái nhà ngục Bastille mà được vừa tế nhị, vừa rực rỡ! "Họa chung hữu phúc" là vậy!

Sách ‘Cái Cười Của Thánh Nhân’ của Thu giang Nguyễn Duy Cần mang đến độc giả những chuyện, điển tích, thơ…, cùng với lối văn chương nhẹ nhàng, phóng thoáng, khéo léo chỉ ra những cái tinh túy, cái đẹp trong cuộc sống con người.
[ebook] Cái Dũng Của Thánh Nhân - Nguyễn Duy Cần

Sách Nghệ thuật sống của Thu giang Nguyễn Duy Cần
Type Link download
>lmvn.com>
>truyengicungco.com>
Lời giới thiệu
>elearning.com.vn:8088>
.html ~ 302 KB (309.602 bytes) – 15 file
(*)
>4shared.com>
.pdf ~ 437 KB (448,261 bytes)
>vienhanlam.files.wordpress.com>
>utopiaviet.com>

Chương 1

Đức hạnh con người, dẫu có nhiều thứ bực nào, cũng không ngoài hai loại: tư đức và công hạnh.
      Tư đức là những đức tánh ăn chịu về nhân cách riêng của từng cá nhân như: nhẫn nại, can đảm, quả quyết, điềm đạm,...
      Công hạnh là những hạnh tốt của cá nhân đối với người chung quanh, như: cha mẹ, anh em, bà con, vợ chồng, bầu bạn và xa hơn nữa, với chủng tộc và nhân loại.
      Ở đây, tôi xin bàn về các tư đức đầu tiên mà cũng là cứu cánh của tất cả những tư đức khác, tư đức là cái tư đức căn bản đưa con người lên tới bực chí nhân: tính Điềm Đạm.
      Bất kỳ là tôn giáo hay luân lý nào, nếu bàn đến chỗ cùng cực của nhân cách, đều lấy tính Điềm Đạm làm căn bản.
      Phật, bàn về "Tâm vô quái ngại", Lão, nói về "Vô vi điềm tĩnh". Nho luận đến "hạo nhiên chí khí"
      Toàn chỉ vào một đức tánh đã nói trên: Điềm Đạm.
      Điềm Đạm là gì?
      Điềm đạm, tức là cái tính "như như bất động", thản nhiên bình tĩnh, "không thể cho ngoại vật động đến tâm của mình". Người điềm đạm, tức là người đã làm chủ được Tình dục và ý chí của mình. Nói một cách khác, người điềm đạm, tức là người "chủ động", không "bị động" vì những vật không theo mình nữa.
      "...Khổng Tử bị vây ở đất Khuông, không còn phương thế nào thoát ra được, bèn lấy đờn, đờn và ca. Tử Lộ hỏi: "Phu Tử làm sao vui được thế?..." Khổng Tử nói: "Ngươi lại đây, ta nói cho mà nghe... Ta đã làm hết sức ta, để tránh cái chuyện này, thế mà không được, đó không phải còn tại ta nữa, mà là tại Trời. Xưa Nghiêu, Thuấn không bị sự cùng như ta ngày nay đây, chẳng phải do nơi cái tài thận trọng của các ông ấy hơn ta mà được, mà là tại cái Mạng của họ không như của ta. Kiệt, Trụ không phải tại họ tài ba ít hơn Nghiêu, Thuấn mà họ bị hại, chỉ vì cái Mạng của họ không giống hai người kia... Lặn xuống đáy biển, mà không biết sợ giao long, đó là Dũng của người chài lưới. Vào rừng mà không biết sợ hổ báo, đó là cái Dũng của người thợ săn. Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử sanh, ấy là cái Dũng của người liệt sĩ. Biết được chỗ cùng thông là Thời, Mạng và bất cứ là ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái Dũng của Thánh nhân..."
      Cái Dũng của Thánh nhân, tức là chỗ cùng cực của Điềm đạm.
      Tích xưa, theo thần thoại Nhật
      Các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu cử một người làm trọng tài trong cuộc thi chọi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có trí phán đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết.
      Trong các vị thần, một vị bước ra nói:
      Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào.
      Tức thời, một ánh sáng chớp lạnh xương, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ là mình là người bất khả xâm phạm nữa.
      Vị thần Bão tố, bước ra nói:
      Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông lặng lẽ...
      Nói vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên... Ban đầu từ từ... kế đó sóng nổi gió tung... Nước càng dâng, gió càng lớn, sóng càng to... cuồn cuộn ầm ầm... chỉ thấy còn có một vùng nước mênh mông trắng dã... Những ngọn núi cao, sóng đánh lấn riết, không còn thấy mặt... Sóng càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn... hăm he chìm ngập đến cõi trời... Các vị thần thất sắc, cầu khẩn xin tha... Thần Bão tố vẫy tay một cái: sóng lặn, gió êm... bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát.
      Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng lảnh lót cất lên:
      "Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức bạo tàn, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái thuật khuất phục con người và giữ gìn họ ở trong khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục chớ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục".
      Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu... thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây, như dại... Tất cả đều như bị sức âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên.
      Nhưng có một vị thần... thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động.
      Vị này không thấy sấm sét mà choá mắt.
      Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi.
      Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền hảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả.
      Vị trọng tài day qua hỏi:
      Ngài có phải bị mù, điếc gì không?
      Không. Tôi thấy và tôi nghe.
      Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dâng không làm cho quả tim Ngài dao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao?
      Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao.
      Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả?
      Không. Tôi là "Điềm Đạm". Tôi là kẻ huấn luyện cảm giác tôi, tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế trị nó.
      Có ích gì lo đi chế trị sự vật quanh mình, trong lúc mà, một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sấm sét kia phải rụng rời như rũ liệt...
      Còn nói đến uy lực nỗi gì, kẻ có tài ảo hoặc người kia, khi thấy nước dâng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai...
      Các vị thần, cúi mặt làm thinh.
Vị trọng tài nói tiếp:
      Quyền bá chủ, là người này. Sức mạnh thật, nơi tâm hồn điềm tĩnh của người này!
      Hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điều khiển tình dục của mình.
      Bất kỳ là một thế lực nào, nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi đặng là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ người có sức mạnh trên hết. Bất kỳ là những ám thị những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người này đặng. Trái lại, người này đã thấy hết, và đã khéo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các anh em, tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: "Vị thần Điềm Đạm này là chúa tể của chúng ta cả thảy".
      Từ đấy đến nay, câu phê phán ấy vẫn không sai giá.
      Phải, sự điềm đạm là chúa tể của chúng ta cả thảy. Đạo hạnh con người đi đến đó, là đã tới chỗ cùng cực của nhân cách con người rồi.
      Trót một nền học thuật của Lão Trang, không ngoài cái ý đem con người đến cõi "điềm đạm chi cực". Cái đó sâu xa, cao thượng quá, chưa phải chỗ nói của tôi hôm nay.
      Tôi đã dành sẵn cho nó một nơi khác.
      Muốn lên chỗ cao, phải khởi từ chỗ thấp. Muốn được một tinh thần bất uý, điềm đạm như các bực Thánh nhân, trước hết phải biết những nguyên nhân khiến lòng ta hay chao động, sợ sệt... Sợ, không phải là một chứng bịnh nan y. Phải có chí, và kiên tâm thì làm gì không đạt được ý nguyện.
      Sau đây, tôi sẽ bàn đến những phương pháp, từ thấp lên cao, để cho mỗi một người của chúng ta đều được đi đến cái tinh thần đại dũng ấy.
[ebook] U Mộng Ảnh – Huỳnh Ngọc Chiến (dịch)
Phiên bản sách U Mộng Ảnh của Huỳnh Ngọc Chiến
Type Link download
.pdf ~ 1.45 MB (1,531,681 bytes)
(bản 215 câu)
>talachu.org>
.prc ~ 255 KB (261,460 bytes)
(bản 200 câu)
>mediafire.com>

Giới thiệu

Trương Triều (张潮) tên chữ Sơn Lai (山来), hiệu Tâm Trai (心斋), người tỉnh An Huy (安徽), sinh năm 1650 vào năm Thuận Trị thứ tám, đời Thanh, không rõ năm mất. Tiểu sử của ông rất ít, hậu thế biết đến ông nhờ tác phẩm để lại. Ông là một nhà thơ, nhà văn, nổi tiếng với tập "U mộng ảnh" (幽夢影), và "Ngu sơ tân chí" (虞初新志).
“U mộng ảnh” là một tập sách gồm 220 câu cách ngôn nói về nghệ thuật thưởng thức đời sống, về sau rất được giới văn nhân tài tử ưa chuộng. Lâm Ngữ Đường nhận xét: "Cuốn "U mộng ảnh" của ông chứa nhiều câu cách ngôn cũng như nhiều tác phẩm khác của Trung Hoa, nhưng không cuốn nào bằng cuốn của ông. Cách ngôn của ông so với ngạn ngữ thì không khác chi truyện của Andersen so với truyện thần tiên của Anh, hoặc những khúc ca của Schubert so với các khúc dân ca. Cuốn đó được văn nhân Trung Hoa rất thích đọc và nhiều nhà đọc xong, ghi thêm ít lời phê bình trang nhã."
Tại Việt Nam, “U mộng ảnh” đã được dịch giả Huỳnh Ngọc Chiến biên dịch và chú thích 215 câu (Nxb Văn hóa Thông tin, 2007). Cuốn ebook này được thực hiện bởi yeuchip, theo ấn bản điện tử của http://codatu.wordpress.com, giới thiệu 200 câu trích từ bản của Huỳnh Ngọc Chiến.
[ebook] (Tính Danh học) (ST)
[file] .doc ~ 150 KB (154.112 bytes)
>4shared.comfolder
Tam Tự Kinh
[ebook] Tam Tự Kinh – Viện Việt Học (dịch)
Phiên bản Tam Tự Kinh của Viện Việt Học
Type
Link download
.pdf ~ 296 KB (303,371 bytes)
>khoavanhoc-ngonngu.edu.vn>
>4shared.com>[rar]
>timsach.com.vn>[rar] –  r
>jaist.ac.jp>
.jpg ~ 66.8 MB (70,061,054 bytes) – 52 file
>mediafire.com>[rar]

Nhơn chi sơ,
Tánh bổn thiện.
Tánh tương cận;
Tập tương viễn.
Cẩu bất giáo,
Tánh nãi thiên.
Giáo chi đạo
Quí dĩ chuyên
Tích Mạnh mẫu
Trạch lân xử
Tử bất học
Đoạn cơ trữ
Đậu Yến Sơn
Hữu nghĩa phương
Giáo ngũ tử
Danh cu dương
Dưỡng bất giáo
Phụ chi quá
Giáo bất nghiêm
Sư chi đọa
Tử bất học
Phi sở nghi.
Ấu bất học
Lão hà vi
Ngọc bất trác
Bất thành khí
Nhơn bất học
Bất tri lý
Vi nhơn tử
Đương thiếu thì
Thân sư hữu
Tập lễ nghi
Hương cửu linh
Năng ôn tịch
Hiếu ư thân
Sở đương thức
Dong tứ tuế
Năng nhượng lê
Đễ ư trưởng
Nghi tiên tri
Thủ hiếu đễ
Thứ kiến văn
Tri mỗ số
Thức mỗ danh
Nhứt nhi thập
Thập nhi bá
Bá nhi thiên
Thiên nhi vạn
Tam tài giả
Thiên Địa Nhơn
Tam quang giả
Nhựt nguyệt tinh
Tam cương giả
Quân thần nghĩa
Phụ tử thân
Phu phụ thuận
Viết xuân hạ
Viết thu đông
Thử tứ thời
Vận bất cùng
Viết Nam Bắc
Viết Tây Đông
Thử tứ phương
Ứng hồ trung
Viết thủy hỏa
Mộc kim thổ
Thử ngũ hành
Bổn hồ số
Viết Nhân nghĩa
Lễ trí tín
Thử ngũ thường
Bất dong vặn.
Đạo lương thúc
Mạch thử tắc
Thử lục cốc
Nhơn sở thực
Mã ngưu dương
Kê khuyển thỉ
Thử lục súc
Nhơn sở tự
Viết hỷ nộ
Viết ai cụ
Ái ố dục
Thất tình cụ
Bào thổ cách
Mộc thạch kim
>>Tam tự kinh – Lỗ Bình Sơn (dịch & chú)
Nguyên tác: Vương Ứng Lân
>cohanvan.com>
>>Tam tự kinh (ST)
Nguyên tác: Vương Ứng Lân
>phanblogs.info>mirror
>blog.tamtay.vn>
Tam Tự Kinh hay sách Ba Chữ do Vương Ứng Lân biên soạn. Người đời sau có bổ sung thêm vào nó cho trọn lịch sử các triều đại Trung Quốc. Ngày xưa, sách này được dùng phổ thông; để dạy học trò mới đi học; nội dung về lễ nghĩa con người và lịch sử đất nước…
三字经- Tam Tự Kinh (tiếng Hán, phiên âm, tiếng Việt, nghĩa)
[ebook] VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ
CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM
[file] .doc ~ 1,09 MB (1.145.856 bytes)
>hdu.edu.vn>
[file] .pdf ~ 158 KB (161.853 bytes)
tainguyenso.vnu.edu.vn>
Luận Ngữ
[ebook] Luận Ngữ – Phùng Hoài Ngọc
Phiên bản sách Luận Ngữ của Thạc sĩ Phùng Hoài Ngọc (ngoc1951@gmail.com)
Đại học An Giang, 2011
Type Link download
.pdf ~ 2.12 MB (2,229,208 bytes)
>banthedao.net>


Luận ngữ là cuốn sách với lời văn giản dị, bề ngoài tưởng như đọc để giải trí. Đây là cuốn sách giáo khoa mở đầu cho truyền thống biên soạn sách học ở Trung Quốc về sau như Tam tự kinh, Ngũ tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi. v.v…
Ngày nay bạn đọc có thể thấy vài điều trong Luận Ngữ đã lạc hậu, ta có thể phê phán, bỏ qua đi. Chỉ giữ lại những bài học phù hợp hiện đại, đã trở thành hằng số của con người và xã hội.
Người Việt đã từng quen sử dụng khá nhiều “thành ngữ, tục ngữ” như:
Tứ hải giai huynh đệ (bốn bể đều là anh em)
Dục tốc bất đạt (muốn nhanh lại không đến / hỏng việc)
Nhân chi sơ, tính bản thiện (người mới sinh thì  tính hiền lành)
Tam thập nhi lập, Tứ thập bất hoặc, Ngũ thập tri thiên mệnh… (Ba mươi tuổi lập thân, bốn chục tuổi hết nghi ngờ, năm chục tuổi biết mệnh trời…)
Ôn cố tri tân (ôn cũ để biết mới)
Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã! (thấy việc nghĩa không dám làm, chẳng phải người dũng)
Con chim sắp chết, tiếng kêu bi thương, con ngƣời sắp chết thì lời nói phải.
(Tăng tử thuyết: Điểu chi thương tử, kỳ minh dã ai; Nhân chi thương tử,  kỳ ngôn dã thiện)
Ba người cùng đi, tất có người là thầy ta… (Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên…)
Hậu sinh khả úy… (Kẻ sinh sau thật đáng sợ… nhưng bốn năm chục tuổi mà chưa làm nên công tích gì thì không đáng sợ nữa).  v..v….
Thực ra, đó là những lời nói của Khổng tử trong Luận ngữ.
[ebook] Luận Ngữ – Nguyễn Hiến Lê – Goldfish
Phiên bản sách Luận Ngữ của Nguyễn Hiến Lê được Goldfish hiệu chỉnh
2011
Type Link download
.docx ~ 236 KB (242,360 bytes)
>dotchuoinon.files.wordpress.com>
.pdf ~ 0,99 MB (1.043.506 bytes)
>fs.chungta.com>

BẢN DỊCH CỦA CHÚNG TÔI

Chúng ta đã có được ba bốn bản Luận ngữ. Bản đầu tiên tôi được biết là bản của cụ Lương Văn Can, mỏng khoảng trăm trang trở lại, chỉ lựa một số bài để dạy học trò; bản này không kiếm được, ngay cả trong thư viện cũng không chắc còn; hai bản gần đây nhất, nhiều gia đình còn giữ là bản của Đoàn Trung Còn in lần đầu ở Sài Gòn năm 1954, và bản của Lê Phục Thiện, gồm ba tập, xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1962 đến năm 1967.
Mấy bản đó đều công phu cả, có nguyên văn chữ Hán, phiên âm và chú thích, nhưng đều theo cách hiểu của Chu Hi và đều không phân loại các bài, không có bảng tên người và tên đất, bất tiện cho việc tra cứu.
Chúng tôi tham khảo thêm một số bản chú giải và bản dịch khác, đặc biệt là bản Luận ngữ độc bản của Thẩm Tri Phương và Tưởng Bá Tiềm, nhà Khai Minh xuất bản ở Hương Cảng gồm hai tập, bản Luận ngữ chú dịch của Triệu Thông, nhà Hữu Liên xuất bản cũng ở Hương Cảng năm 1967 và bản Luận ngữ nhị thập giảng của Vương Hướng Minh – Trung Hoa Thư cục – Đài Loan – 1958, để biết thêm cách hiểu một số học giả Trung Hoa xưa và nay.
Bài nào có nhiều cách hiểu thì chúng tôi lựa lấy một và ở phần chú thích ghi thêm vài kiến giải khác. Sự lựa chọn đó chỉ là ý kiến riêng của tôi thôi, không có giá trị gì hơn những lựa chọn khác. Làm như vậy chúng tôi chỉ mong thoát ra khỏi lối hiểu chính thống của Tống nho, ráng tìm hiểu tư tưởng Khổng tử theo một tinh thần khách quan và giúp độc giả thấy được nhiều lối hiểu để phán đoán.
Tôi cũng tham khảo thêm lối dịch của Lâm Ngữ Đường, học giả này thỉnh thoảng có những ý mới mẻ, khác người; sau cùng cuốn Confucius của Etiemble (Gallimard 1966) cũng giúp tôi được ít nhiều.
Mỗi bản đánh số theo một cách, phần nhiều theo lối của Chu Hi. Chúng tôi theo lối của Triệu Thông (sách đã dẫn).
Thí dụ bài đầu thiên V (Công Dã Tràng) chép việc Khổng tử gả con gái của anh cho Nam Dung. Chu Hi chia làm hai bài: bài V.I nói về Công Dã Tràng, V.2 nói về Nam Dung. Triệu Thông gom lại thành một.
Do đó số thứ tự của bài trong bản dịch của Triệu Thông và của chúng tôi khác với nhiều bản lưu hành. Nếu theo số của chúng tôi mà tìm không ra trong các bản của độc giả có, thì tìm ngược lên hay tìm xuôi xuống một vài bài sẽ thấy.
[ebook] Luận Ngữ (ST)
[file] .doc ~ 257 KB (263,680 bytes) >4shared.com>
Luận Ngữ là sách ghi chép những lời nói của Khổng Tử cùng học trò; là một trong chín quyển thuộc bộ tứ thưngũ kinh. Nội dung sách này chứa đựng triết lý nhân sinh được thể hiện một cách trực quan đồng thời truyền đạt khả năng tư duy của Khổng Tử.
[ebook] Luận ngữ tân thư Phạm Lưu Vũ
[file] .doc ~ 130 KB (133.632 bytes)
luan ngu.docmirror
Kế sách
[ebook] Binh pháp Tôn Tử (ST)
Phiên bản sách Binh Pháp của Tôn Vũ sưu tầm
Type Link download
>scribd.com> (*)
>maxreading.com>
>ngocchinh.com> (*)
>khotailieu.com>
>isach.info>
>tangthucac.com>
.pdf ~ 1.93 MB (2,028,792 bytes)
>tieulun.hopto.org>

~ 644 KB (659.638 bytes)
(*)
>4shared.com>
.prc ~ 66,7 KB (68.316 bytes)
>mediafire.com>

~ 60,2 KB (61.740 bytes)
>4shared.com>

~ 204 KB (209.760 bytes)
(*)
>4shared.com>
.mobi ~ 167 KB (171.194 bytes)
>doc-10-4s-docs.googleusercontent.com>

LỜI GIỚI THIỆU

Mười ba chương sách của cuốn Tôn Tử gồm hơn 7.000 chữ, quán xuyến tư tưởng và phương pháp của duy vật luận đơn thuần và biện chính pháp nguyên thuỷ, nêu lên được mối quan hệ phức tạp của chiến tranh với chính trị, ngoại giao, kinh tế, hoàn cảnh tự nhiên, cùng là tác dụng tương hỗ giữa năng động chủ quan của người dụng binh với quy luật khách quan, điều kiện hiện thực, đề cập một cách toàn diện quy luật phổ biến của chiến tranh và nguyên tắc trọng yếu của chỉ đạo chiến tranh. Binh pháp Tôn Tử là binh thư sớm nhất, vĩ đại nhất thời cổ ở Trung Quốc, mà từ xưa đến nay được xếp hàng đầu trong bảy tập võ kinh. Người Nhật suy tôn Tôn Vũ là thuỷ tổ của binh học phương đông là thánh điển binh học và là binh thư thời cổ bậc nhất thế giới. Binh pháp của Tôn Vũ được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, ở châu Âu cũng rất được tôn sùng . Trong chiến tranh Napoléon thường đọc Tôn Tử binh pháp. Hoàng đế Wilhelm II của Đức, người đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau khi thất bại được đọc Tôn Tử binh pháp liền than rằng: "Tiếc thay 20 năm trước đây ta không được xem cuốn sách này".

Binh Pháp Tôn Tử do Tôn Vũ biên soạn năm 512 TCN thời Xuân Thu. Có thể tóm tắt nó bằng bốn từ ‘nghệ thuật dùng binh’. Nó trở nên phổ biến ở bản xứ và Nhật Bản; sau truyền ra ngoài lãnh thổ được các nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới biết đến. Binh Pháp Tôn Tử được khẳng định là một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Ngoài ra, người ta còn áp dụng được Binh Pháp Tôn Tử vào trong các lĩnh vực khác như: chính trị, kinh tế, thể thao… Những triết lý vi diệu trong kiệt tác của Tôn Vũ để lại, trở thành ‘báu vật’ bất hủ của Văn Hóa Đông Phương và ông được tôn là Binh Thánh được vinh danh trong trong nhóm Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.

Tôn Tử: Chiến Lược Gia Quân Sự và Tuyệt Tác ‘Binh Pháp Tôn Tử’
Tác giả: David Wu, Epoch Times và Jean Guo, Epoch Times | Dịch giả: Việt Nguyên
>vietdaikynguyen.com>
10 NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA BINH PHÁP TÔN TỬ (BS Đỗ Văn Hội)
[file] .pdf ~ 141 KB (144.668 bytes)
>vietnamclassical.files.wordpress.com>
[ebook] 72 Phép Quỷ Cốc Đấu Pháp Tâm Thuật (ST)
Type Link download
>wattpad.com>
.doc ~ 83.5 KB (85,504 bytes)
>drive.google.com>folder

Gồm có 72 phép:

Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. “Biến sinh ra sự ; Sự sinh mưu ; Mưu sinh kế ; Kế sinh nghị ; Nghị sinh thuyết ; Thuyết sinh tiến ; Tiến sinh thoái ; Thoái sinh chế (chế ngự sự việc).
Quỷ cốc tử cho rằng: Trên đời vốn không có việc gì khó, mọi việc toàn là do con người đặt ra, bố trí mà thôi. Chỉ cần không ngừng nghiên cứu thực tiễn, thì có thể đạt được mục đích của mình.
  • Phép thứ 1: Dương mưu –Âm mưu
  • Phép thứ 2: Xoay chuyển Càn khôn
  • Phép thứ 3: Đánh bại lần lượt
  • Phép thứ 4: Ứng biến thần tình
  • Phép thứ 5: Giành hết thiên cơ
  • Phép thứ 6: Họa phúc tùy lời
  • Phép thứ 7: Chúng bất địch quả
  • Phép thứ 8: Trăm phương ngàn kế
  • Phép thứ 9: Thiên địa vô thường
  • Phép thứ 10: Thay cũ đổi mới
  • Phép thứ 11: Nhìn xa trông rộng
  • Phép thứ 12: Xử lý linh họat
  • Phép thứ 13: Mưu thâm thích hợp
  • Phép thứ 14: Hành động bí mật
  • Phép thứ 15: Đột phá điểm yếu
  • Phép thứ 16: Nhỏ mà thấy lớn
  • Phép thứ 17: Đổi vai chủ - khách
  • Phép thứ 18: Chiêu nạp người hàng
  • Phép thứ 19: Ứng địch hành động
  • Phép thứ 20: Tam giáo cửu lưu
  • Phép thứ 21: Bổ dọc chen ngang
  • Phép thứ 22: Trói buộc chi phối
  • Phép thứ 23: Liệu địch như thần
  • Phép thứ 24: Không lừa nổi ai
  • Phép thứ 25: Yếu thắng được mạnh
  • Phép thứ 26: Biến không thành có
  • Phép thứ 27: Uốn ba tấc lưỡi
  • Phép thứ 28: Thu phục nhân tâm
  • Phép thứ 29: Một công đôi việc
  • Phép thứ 30: Bốn lạng ngàn cân
  • Phép thứ 31: Ngàn vàng phá địch
  • Phép thứ 32: Chủ động quyền biến
  • Phép thứ 33: Tuyệt đối bí mật
  • Phép thứ 34: Kích động vua chúa
  • Phép thứ 35: Kế sách lâu dài
  • Phép thứ 36: Biết trước thời thế
  • Phép thứ 37: Không đánh vẫn oai
  • Phép thứ 38: Nắm quyền bá chủ
  • Phép thứ 39: Thay thù thành bạn
  • Phép thứ 40: Chỉ dẫn do người
  • Phép thứ 41: Chiêu hiền đãi sĩ
  • Phép thứ 42: Áp đặt chủ quan
  • Phép thứ 43: Mâu thuẫn thống nhất
  • Phép thứ 44: Thủ trước công sau
  • Phép thứ 45: Kiên tâm bền chí
  • Phép thứ 46: Lấy tĩnh chế động
  • Phép thứ 47: Quyết giữ chính nghĩa
  • Phép thứ 48: Đánh vào chỗ yếu
  • Phép thứ 49: Ghi công quên lỗi
  • Phép thứ 50: Hạ chiếu cầu hiền
  • Phép thứ 51: Lưu danh muôn thuở
  • Phép thứ 52: Thoái binh chế binh
  • Phép thứ 53: Đại hiền vô địch
  • Phép thứ 54: Tiến công nước-người
  • Phép thứ 55: Giữ thế cân bằng
  • Phép thứ 56: Ẩn náu chờ thời
  • Phép thứ 57: Sử dụng nội gián
  • Phép thứ 58: Uốn nắn sửa sang
  • Phép thứ 59: Lùi để tiến tới
  • Phép thứ 60: Cho rồi mới lấy
  • Phép thứ 61: Quan sát gián tiếp
  • Phép thứ 62: Đánh rắn dập đầu
  • Phép thứ 63: Chủ quan hại mình
  • Phép thứ 64: Dẫn dụ đối phương
  • Phép thứ 65: Lợi dụng kẻ địch
  • Phép thứ 66: Một cây thành rừng
  • Phép thứ 67: Tương quan lợi hại
  • Phép thứ 68: Hình dung có địch
  • Phép thứ 69: Học hỏi kẻ thù
  • Phép thứ 70: Nói mãi phải tin
  • Phép thứ 71: Luồn sau leo cao
  • Phép thứ 72: Không màng danh lợi
[ebook] Binh Thư Yếu Lược – Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
[file] .doc ~ 107 KB (109.568 bytes)

>4shared.com>
Nghệ thuật sống
[ebook] Nhân Hòa – Kế sách của Người Thành Công - Duy Hinh (36 kế nhân hòa)
Sách 36 kế nhân hòa của Duy Hinh
Type Link download
{part 1; part 2; part 3}>scribd.com>
.pdf ~ 1.26 MB (1,322,032 bytes)
>docs.vietnamdoc.net>r

~ 1.59 MB (1,670,603 bytes) – 3 file
>mediafire.com>[rar] – r

~ 2.33 MB (2,450,509 bytes) – 3 file
>mediafire.com>[rar] – folderr

Kế 1 : Kế ban ơn
Kế 2 : Kế vu hồi
Kế 3 : Kế mượn cớ
Kế 4 : Kế tấn công cạnh sườn
Kế 5 : Kế khen thưởng
Kế 6 : Kế tán tụng
Kế 7 : Kế khích tướng
Kế 8 : Kế dát vàng
Kế 9 : Kế chữa thẹn
Kế 10 : Kế phủng trường (Kế phò tá)
Kế 11 : Kế mượn uy danh
Kế 12 : Kế hóa giải
Kế 13 : Kế nhượng bộ
Kế 14 : Kế lự trào
Kế 15 : Kế nhìn mặt
Kế 16 : Kế hai mặt
Kế 17 : Kế đe dọa
Kế 18 : Kế thăm dò
Kế 19 : Kế nắm đằng chuôi
Kế 20 :  Kế che đậy
Kế 21 : Mài cho mềm ngâm cho nhũn
Kế 22 : Kế câu cá
Kế 23 : Kế hạ đài
Kế 24 : Kế phản hồi (nghĩ lại, quay ngược)
Kế 25 : Kế ứng biến
Kế 26 : Kế giả ngu
Kế 27 : Kế bán khôn mà ăn
Kế 28 : Kế lộ xấu
Kế 29 : Kế phản pháo
Kế 30 : Kế phản ngữ
Kế 31 : Kế bè đảng
Kế 32 : Kế đe dọa
Kế 33 : Kế xuống đài
Kế 34 : Kế ám thị
Kế 35 : Kế đàm phán
Kế 36 : Kế thăm dò
36 kế để xử lý một cách tốt nhất mọi tình huống thường gặp trong cuộc sống con người; nội dung sinh động trực quan cùng những câu chuyện, điển tích xưa. Sách này chuyên dành cho người yêu thích sự thành công. Người xưa có câu: Thiên thời không bằng địa lợi. Địa lợi không bằng Nhân hòa. Trong ba yếu tố ấy thì Nhân hòa ở vị trí trung tâm thường chủ động nắm bắt hai yếu tố còn lại nên mang tính quyết định đối với sự thành công.
https://sites.google.com/site/kienthuctonghopnqh/taichinhcuatoi/36keva36doiketrongkinhdoanh

No comments:

Post a Comment