[List] Võ thuật


Danh mục Võ thuật
STT IMAGE DOWNLOAD
1 [ebook] Dạy Sử Dụng Côn Nhị Khúc (ST)
Bí kíp Côn Nhị Khúc Sưu Tầm
Type Link download
.prc {
~ 2,25 MB (2.360.648 bytes) >mediafire.com>(con nhi khuc)
~ 722 KB (739.628 bytes)  >mediafire.com>(hinh mua con)
}

Dùng côn nhị khúc có nhiều tư thế thao diễn khác nhau. Nói tư thế có nghĩa là, trong lúc đối phó với địch thủ, ta cầm côn trong 1 hình thức tự nhiên mà có thể phòng thủ và tấn công 1 cách hữu hiệu nhất.
Tư thế thường dùng của côn nhị khúc có 4 loại là:
1. Song Thủ Kích Thiên (Hai tay chống trời) _ Hình 2
2. Điểu Long Phiên Đằng (Chim rồng bay lượn) _ Hình 3
3. Bạch Xà Thổ Tín (Con rắn trắng thè lưỡi) _ Hình 4
4. Tô Tần Bố Kiếm (Tô Tần Vác Kiếm) _ Hình 5
Trong thực tế thì 2 thế Song Thủ Kích Thiên và Điểu Long Phiên Đằng là được sử dụng nhiều nhất.
2 [ebook] Giai Thoại Võ Học Việt Nam – Góp Nhặt Lưu Tồn
Tổng hợp những bài viết về võ cổ truyền Việt Nam
Type Link download
.pdf ~  4.28 MB (4,494,270 bytes)
>4shared.com>

(TT-16/09/2008) Được đặt móng từ những lớp cư dân Đại Việt từ Đàng Ngoài đế khai mở vùng đất được xem là phiên trấn địa vào đầu cuối thế kỷ 15, võ Bình Định từ đó không ngừng phát triển. Đến vương triều Tây Sơn (1778-1802), nền võ thuật Bình Định được coi là đã đạt đến đỉnh cao của phát triển.
Lão võ sư Phan Thọ luyện quyền cho võ sinh lớp buổi tối tại sân võ nhà ông (Ảnh: H.V.Mỹ)
Được duy trì gần như xuyên suốt thời gian, võ Bình Định bây giờ được xem là di sản văn hóa độc đáo không chỉ của người Bình Định. Phải gìn giữ ra sao cho phải đạo? Câu hỏi thật nhiều trăn trở.
Cơn mưa chiều vẫn không làm các bạn trẻ quanh xã Bình Nghi, Bình Thuận (huyện tây Sơn, tỉnh Bình Định) bỏ qua buổi học võ mà với họ “quý và cần không khác những con chữ”. Với họ, giờ đây còn được chình những vị võ sư trưởng lão trong vùng truyền dạy võ nghệ là một may mắn lớn.
3 [ebook] Khinh Công (ST)Bí kíp Khinh Công Sưu Tầm
Type Link download
.prc ~ 118 KB (121,556 bytes)
>mediafire.com>[rar]
>mediafire.com>[rar] – r

Khinh Hành (KH) là gì?
KH là cách đi đứng nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, uyển chuyển và vững chắc của người có tập luyện khí công và võ thuật. KH là kết quả tự nhiên có được sau nhiều năm luyện tập. Những người có căn bản võ học có thể nhìn các thế ngồi, đi, đứng của người khác mà đoán được phần nào công phu luyện tập của người đó.
Thời xưa có thể KH được dạy có bài bản, là một phần của khinh công (KC). Các môn phái xuất phát từ những vùng núi non hiểm trở cần tập luyện KC để di chuyển an toàn.
Thời nay một số môn phái tại Trung Hoa và Nhật Bản vẫn còn dạy KC, thường là gia truyền hoặc cho các môn sinh cao cấp ăn ở luôn tại võ đường (như các phái Aiki Jitsu hoặc Ninjitsu). Ở Tây phương chắc khó tìm được thầy dạy.
Phương pháp luyện khinh hành trình bày ở đây do một ông thầy võ soạn sơ lược hơn 20 năm về trước để dạy cho con cháu trong nhà, không dạy cho môn sinh ngoại quốc. Tôi may mắn có chút duyên gặp được ông thầy vài tháng ngắn ngủi lúc đó. Giờ đây cộng thêm kinh nghiệm bản thân để viết bài này hầu dạy lại con cháu trong nhà, vì chúng đã đến tuổi có thể dạy dỗ được, đồng thời chia xẻ với các bằng hữu có con em nhỏ thích học võ.
(Ông thầy tôi từng là huấn luyện viên cận chiến cho biệt kích dù, thuở nhỏ học thiếu lâm, khi trưởng thành mới học thêm aikido và Taijiquan. Vì vậy các nguyên tắc KH do ông đặt ra phần lớn rút từ hai môn aikido và Taijiquan. Ông giải thích cho tôi, chứ đối với các em nhỏ thì biểu sao làm vậy, không giải thích.)
4 [ebook] Thái Cực Quyền – Cố Lưu Hinh
Bí kíp Thái Cực Quyền của Võ sư Cố Lưu Hinh được giới thiệu bởi Tạ Quang Chiến (Chủ tịch Ủy ban Olimpic Việt Nam – nguyên Tổng cục trưởng Thể dục Thể thao)
Type Link download
.pdf ~ 553 KB (566,941 bytes)
>mediafire.com>

Thái cực quyền là môn “quyền thuật” đã lưu hành từ lâu đời của Trung Quốc (động tác phối hợp của thủ pháp, nhãn pháp, thân pháp, bộ pháp), “thuật  thổ nạp” (vận động hít khí sâu thả cũ thu mới), “thuật đạo dẫn” (vận động cơ thể và khí công).
Sự kếp hợp chặt chẽ của ba thứ : ý chí, hít thở, động tác (theo thuật ngữ gọi là : luyện ý, luyện khí, luyện thân) tạo ra môn thể dục võ thuật mới để chữa bệnh, tăng cường thể chất và bảo vệ sức khỏe là kếp hợp chặc chẽ giữa nội ngoại toàn thân đã cấu thành tính thống nhất trong ngoài và tính tổng thể của phương pháp rèn luyện Thái cực quyền, nó và quan niệm tổng thể của trị liệu trong Y học Trung Quốc là một.
Kết hợp đạo dẫn và thổ nạp, trong khi tập Thái cực quyền không chỉ tiến hành các hoạt động của cơ bắp và khớp xương mà còn kết hợp giữa động tác và hít thờ, từ đó tăng cường rèn luyện của nội tạng.
Những ưu việt của hoạt động rèn luyện Thái cực quyền hiện nay:
1. Rèn luyện hệ thần kinh:
Hoạt động đa dạng vô cùng phức tạp của con người là dựa vào điều tiết sự ức chế và hưng phấn của thần kinh đại não.
Thái cực quyền dùng phương pháp luyện tập “Tĩnh tâm dụng ý”, đầu tiên cho hoạt động vỏ đại não được nghỉ ngơi. Trung tâm thần kinh sẽ chỉ huy động tác phối hợp của các cơ quan chức năng toàn thân và luyện tính linh hoạt của hệ thống thần kinh. Do đó, khi luyện Thái cực quyền tuy tốc độ châm nhưng lại rất nhạy cảm và thích ứng đối với sự biến đổi của thế giới bên ngoài.
2. Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tuần hoàn, khí quản, huyết quản và các hệ mạch:
Lý luận Trung Quốc cho rằng cơ thể con người có mối quan hệ thống nhất giữa sức khỏe và sự lưu thông của các hệ thần kinh và khí huyết trong mỗi con người. Sau một thời gian luyện Thái cực quyền, sẽ có cảm giác bụng kêu, đó chính là phản ứng của sự lưu thông các hệ thống khí huyết và thần kinh. Trong quá trình luyện tập, các mạch máu của động mạch sẽ hoạt động điều độ, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình cung cấp khí và cũng tăng cường quá trình trao đổi của khí quản.
3. Tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, rèn luyện các khớp xương toàn cơ thể:
Vận động không thể tách rời các hoạt động có liên quan giữa cơ bắp, các khớp xương và các cơ quan liên quan. Động tác vòng tròn xoáy trôn ốc của Thái cực quyền có thể khiến toàn bộ các cơ bắp và các đường gân trong cơ thể phải tham gia hoạt động, khiến các khả năng của chúng thêm phong phú uyển chuyển mà có tính độc lập. Các cơ quan chức năng của cơ thể có thể hướng tới tới mọi hướng, hoạt động của nó mềm mại mà lại có ảnh hưởng lớn. Hệ thống xương cốt và các cơ quan khác hoạt động chịu sự chi phối của cơ bắp, song có tác dụng tự mình điều tiết, nó hỗ trợ cho sự mạnh mẽ của hệ thống xương cốt, đảm bảo tính linh hoạt của các cơ quan khác trong cơ thể.
4. Hít thở từ từ, “Khí tồn đan điền”:
Trạng thái đầu tiên của Thái cực quyền phải duy trì là “Bụng đầy ngực rỗng”, trạng thái căng thẳng của phần ngực được chuyển sang phần bụng, làm cho phổ thoải mái, phần bụng tĩnh nhưng lại đầy, và phải duy trì trọng tâm. Khi luyện Thái cực quyền, hít từ từ đưa khí đến khắp cơ thể : hít sâu, hít dài, hít đều và chậm tăng dần số lượng hít vào cơ thể.
Với những ưu điểm trên, việc luyện tập Thái cực quyềnrất thích hợp với những người lao động trí óc, người bệnh và người có cơ thể yếu, người trung niên và phụ nữ. Người tập phải căn cứ vào tình trạng thể chất, tiến hành tập một cách có trình tự. Tùy điều kiện thời gian và thể lực cho phép, mỗi buổi sáng hàng ngày luyện tập một lần, mỗi lần thời gian khoảng trên dưới 20 phút.
Nhiều người qua một thời gian rèn luyện đã chứng mình Thái cực quyền có tác dựng chữa bệnh đối với một số bệnh mãn tính nhất định như : suy nhược thần kinh, của huyết áp, đau tim, đau phổi, đái đường, ho lao, khớp, cảm mạo, lú lẫn… Nhưng nếu bệnh tình nặng quá phải luyện tập một cách khoa học, mức độ luyện tập phải theo sự hướng dẫn của các nhân viên y tế thì kết quả sẽ tốt hơn.
5 [ebook] Thái Cực Quyền – Thường Thức Vấn Đáp – Trương Văn Nguyên
Sách giải đáp về Thái Cực Quyền của Trương Văn Nguyên
Type Link download
>drive.google.com>
.prc ~ 460 KB (471.842 bytes)
>thuvien.ucoz.com>
r
>drive.google.com>r

~ 535 KB (548,573 bytes)
>docs.google.com>r

1. LUYỆN TẬP THÁI CỰC QUYỀN CÓ LỢI ÍCH GÌ?
2. CÓ PHẢI AI AI CŨNG CÓ THỂ LUYỆN TẬP THÁI CỰC QUYỀN KHÔNG?
3. HAI CHỮ “THÁI CỰC” TRONG THÁI CỰC QUYỀN CÓ Ý NGHĨA GÌ?
4. TẠI SAO THÁI CỰC QUYỀN CÒN GỌI LÀ TRƯỜNG QUYỀN HOẶC THẬP TAP THẾ?
5. KHỞI NGUYÊN CỦA THÁI CỰC QUYỀN NHƯ THẾ NÀO?
6. HIỆN NAY CÓ BAO NHIÊU PHÁI THÁI CỰC QUYỀN? MỖI PHÁI CÓ ĐẶC ĐIỂM NÀO?
7. THÁI CỰC QUYỀN CÓ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU NÀO?
8. THÁI CỰC QUYỀN GIẢN HÓA VÀ THÁI CỰC QUYỀN NGUYÊN HỮU GIỐNG VÀ KHÁC NHAU Ở NHỮNG ĐIỂM NÀO?
9. CÓ NGƯỜI BẢO RẰNG THÁI CỰC QUYỀN LÀ RẤT KHÓ HỌC! ĐÂU LÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CHÍNH? LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC?
10. CHÚNG TA CÓ THỂ TỰ HỌC THÁI CỰC QUYỀN ĐƯỢC KHÔNG? VÀ NẾU ĐƯỢC THÌ TỰ HỌC NHƯ THẾ NÀO?
11. NẾU CÓ THẦY DẠY NÊN HỌC NHƯ THẾ NÀO?
13. NGƯỜI TẬP LUYỆN THÁI CỰC QUYỀN CÓ THỂ TẬP CÁC MÔN VÕ THUẬT KHÁC KHÔNG
13. TRONG KHI TẬP THÁI CỰC QUYỀN NẾU MUỐN LUYỆN THÊM CÔNG PHU KHÁC THÌ MÔN CÔNG PHU NÀO LÀ THÍCH HỢP NHẤT?
6 [ebook] Thập Bát La Hán Quyền (ST)
Bí kíp Thập Bát La Hán Quyền sưu tầm
Type Link download
.prc ~ 170 KB (174,120 bytes)
>mediafire.com>[rar]

Thập Bát La Hán Quyền gồm 18 bài:
1. Mê tông La hán.
2. Kim cương La hán.
3. Lôi công La hán.
4. Lực công La hán.
5. Khí công La hán.
6. Môn tinh La hán.
7. Pháp thân La hán.
8. Công cứ Liên châu La hán.
9. La hán Ngũ hình quyền.
10. La hán Khinh quyền.
11.La hán Lôi trận quyền.
12. La hán Long môn quyền.
13. La hán Ngũ môn quyền.
14. La hán Cương quyền.
15. La hán Hùng quyền.
16. La hán Mai hoa quyền.
17. La hán liên hoàn quyền.
18. La hán Hoa quyền.
Ngày xưa, trước Phật Lịch, tại Tây Trúc xứ Tây Tạng, có môn võ tay tên là Cửu Long rất được nhân dân bản xứ ưa chuộng và luyện tập, nhất là các Thiền Sư đều là những cao thủ.
Mãi đến thời Phật Giáo cực thịnh, các Thiền Sư mới nghĩ cách mang truyền bá khắp hoàn cầu. Và việc đầu tiên của Phật Gia là làm một cuộc đại hội thượng đỉnh các Thiền Sư. Sau nhiều tháng bàn luận, các Thiền Sư đồng ý với nhau là phải kiện toàn cho các sư đồ về hai mặt: Đạo hạnh và Võ thuật trước khi họ lãnh trọng nhiệm qua các Thiên Sơn trọng hiểm. Trong 3 năm, các Thần Tăng đắc đạo đã chế tạo được 18 bài võ tay, và sau 13 năm chuyên tâm sửa chữa, lại thêm thời gian là 3 năm nữa, khi nhận thấy không còn gì khuyết điểm các Thần Tăng mới lựa 18 tên vị Phật La Hán để đặt tên cho 18 bài võ.
Khi họ sáng tạo được 18 bài võ lấy tên La Hán gọi là Thập Bát La Hán Quyền dành riêng cho Nhà Tu hành đạo, nên cho đó là Phật gia quyền môn.
Văn có 29 chữ cái, ai học biết 29 chữ đó rồi, khi viết văn thì bất cứ tiếng nói gì của người Việt Nam cũng không ngoài 29 chữ đó. Võ có 72 thế căn bản, ai tập được rồi, khi tập qua bài võ thì bất cứ cái quơ, cái múa nào trong các bài võ lâm cũng không ngoài 72 thế đó.
Cũng 72 thế này biến hóa ra nhiều cách công, thủ, phản, biến gọi là THẤT THẬP NHỊ HUYỀN CÔNG.
7 [ebook] Thiết Sa Chưởng (ST)
Bí kíp Thiết Sa Chưởng sưu tầm
Type Link download
.prc ~ 456 KB (467.724 bytes)
>mediafire.com>[rar]

Lịch sử công phu Thiết Sa Chưởng

Ở đời, bất cứ đời nào, hễ muốn nâng cao giá trị một người, một môn học, một chủ thuyết, một tôn giáo, v.v... người ta hoặc dựa hơi, nói nó bắt nguồn từ..., làm cho trở thành thần thoại, ly kỳ... đôi khi vì thiện ý, cũng có lúc lại vì tư lợi cá nhân. Việc làm đó tùy, mà Phước huệ lớn hoặc Tội nghiệp chồng lên không thể diễn tả, nói năng cho hết. Người có hạnh tu cao nhìn mặt người đã tỏ được lòng người đó, đọc chữ người biết Căn hạnh người đó, thậm chí biết tiền kiếp, vị lai, v.v... Biết mà thường không nói gọi là bậc Vô lậu.
Nay Soạn giả biết ít mà la lớn tức sánh sao cho bằng người xưa. Có điều xưa khác nay khác. Đồng Dị tùy cơ Trời, tùy cơ nên biết tới đâu nói tới đó. Việc này ví như ta có một mủng gạo có thể đủ no hai tháng mà có người kế bên chẳng được no lòng trong ngày, ta sớt phần gạo cho họ tùy tâm, có đến mấy mươi tấm áo đẹp, mắc tiền mà người kế cận chẳng đủ lành lặn để khoác lên mình thì cho một áo, hai tay áo tùy tâm... gọi là tùy tâm vì có tâm dù cho mà vẫn không thấy mất, nếu tâm hơi thấy mất cũng chẳng lý tới làm gì.
Như, môn Thiết Sa Chưởng này đây vốn có nhiều sách tôn xưng, ca ngợi gần như đi vào huyền thoại, nhất là dưới thời đại vua Gia Khánh nhà Thanh bên Tàu nhiều sách viết là do từ chùa Thiếu Lâm mà ra, tức là Công Phu của Phật. Họ còn ghép chung Môn Thiết Sa Chưởng với môn Dịch Cân Kinh, tức môn Nội Công Cao Đẳng của Đạo Thiền, dùng tu tập cho khai mở Mạch Huyệt, tạo thông linh, tạo từ điện để sau cùng Đắc Đạo...
Trong dĩ vãng, các soạn giả không ngoài ý muốn dựa lưng vào Vách Phật để phổ biến học thuật vì, đương thời Phật học rất được nhân dân sùng mộ. Cũng có thể cổ nhân chẳng có ý đó, mà vô tình thâu lượm các Công phu rồi chép chung vào một bản thảo cho tiệc việc để dành tra cứu. Rồi có người lấy mang in thành sách... Hoặc thảng có có Môn đồ Ngoại gia chế biến thêm để tiện việc truyền bá Nghệ thuật cho thích nghi hoàn cảnh cấp tốc trên đường truyền bá, nên người đời sau cho môn học là do cửa Phật lưu truyền. Đủ cách biện luận, sao cũng nghe gần có lý. Nhưng tư duy thì Chánh pháp dạy Đại Từ Bi xa lánh sát sanh. Còn môn Thiết Sa Chưởng dạy thành quả Cấp tốc cho mau đánh chết người thì thật là xuẩn động có thể nào dung hợp mà chánh lý được chăng? Nhưng theo Lịch sử Trung quốc mà luận giải thì có thể tìm sự sáng lần lần. Ví đời Càn Long cuối thế kỷ 18 sáng Gia Khánh v.v... đầu thế kỷ 19 là những tháng năm người Trung Quốc có nhiều tổ chức mưu khôi phục Minh triều, mà các thủ lãnh đa số là đệ tử ở Thiền môn, họ là các Di Thần của Minh triều ẩn Dương nương Phật trong cơn thất thế. Do đó học thuật võ công chẳng thể hoàn toàn lãnh hội bí Pháp Nội Công cao thâm để làm sở đắc cho võ công, và từ đó để miếng nghề có giá trị diệt thù, họ nghĩ ra môn Thiết Sa Chưởng là môn Ngoại Công tập mau thành đạt. Trước họ tự luyện cho bản thân có phần bảo đảm, sau họ có thể truyền mau chóng cho các nghĩa sĩ quy tụ trong các nghĩa đoàn Phản Thanh Phục Minh…
8 [ebook] Thiếu Lâm Tự – Huyền Thoại Và Sự Thật – Binh Nguyên
Ký sự hành trình lên Thiếu Lâm Tự của Binh Nguyên
Type Link download
.pdf ~ 1,36 MB (1.427.955 bytes)
>canhnongminhduc.com>
.prc ~ 225 KB (231,064 bytes)
>4shared.com>
>4shared.com>[rar]

Huyền thoại về "ngôi sao Bắc Đẩu"

Những đòn tuyệt kỹ của Thiếu Lâm tự luôn là những huyền thoại trước mắt người đam mê võ thuật TT - Với bề dày lịch sử 1.500 năm, Thiếu Lâm tự - Trung Quốc là kho tàng võ công thâm hậu vang danh khắp thiên hạ. Các nhà nghiên cứu võ học trên thế giới đều phải thừa nhận rằng Thiếu Lâm tự là cội nguồn của nhiều môn phái. Một chuyến đi về cái nôi võ thuật để tìm một chân dung thật về ngôi sao huyền thoại...
Kẻ tu học trên mạng!
Tôi lên mạng với lời rao: "Muốn đi đến chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc, ai biết chỉ giúp?". Chỉ trong nửa ngày đã có hàng tá lời hồi đáp: đường đi nước bước đến Thiếu Lâm tự mỗi người mách bảo một phách, người thì bảo Thiếu Lâm tự ở Châu Nam, tỉnh Phúc Kiến; kẻ đoan chắc chân truyền kungfu ở Bàn Sơn, Hà Bắc; có kẻ lại bảo: "Anh cứ đến Cung văn hóa hữu nghị Hà Nội, ở đó dạy Thiếu Lâm tự Liễu Đôi - Hà Nam, chân truyền chính gốc, cần gì mò sang Tàu?" (!?).
Rối quá tôi lại rao: "Muốn đi tu chùa Thiếu Lâm chính gốc bên Trung Quốc, ai đã từng tu, muốn tu, sắp tu, xin liên hệ email nguyenbnus... xin hậu tạ!". Hai ngày sau thư điện tử đã có hồi âm: "Em là Hưng, sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, từng sang chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Hà Nam, Trung Quốc hai lần, đầu tháng giêng em sẽ sang nhập học, nếu cần anh bay ra Hà Nội, em sẽ giúp...". Tôi thu xếp bay ra Hà Nội ngay.
Hưng với thân hình đúng nhà võ - cao lớn, vai u thịt bắp, rất am hiểu Thiếu Lâm tự - kể cho tôi biết: Đúng là bên Tàu có đến ba ngôi chùa mang tên Thiếu Lâm, nhưng chính gốc chân truyền chỉ có một là Tung Sơn Thiếu Lâm tự ở thị trấn Đăng Phong, tỉnh Hà Nam.
Chính nơi này, năm 527 (sau Công nguyên) tổ sư Bồ Đề Đạt Ma - con vua Nam Thiên Trúc (miền nam Ấn Độ) đã lên đường vượt biển sang Trung Hoa và đến Tung Sơn, chọn động Thiếu Thất để tham thiền diện bích (nhìn vào vách đá) suốt chín năm liền.
Từ đó, ông đúc kết tinh yếu ra môn phái Thiếu Lâm tự với năm bộ sách bí truyền tuyệt thế võ công chấn động giang hồ và là nền tảng cho hầu hết các môn võ khác như Nga Mi, Không Động, Võ Đang, karatedo, taekwondo, judo, kiếm đạo Nhật Bản và cả Vovinam… cũng đều xem Bồ Đề Đạt Ma là thủy tổ.
Kungfu Trung Hoa hay võ Thiếu Lâm tự vang danh giới võ lâm giang hồ từ hơn ngàn năm qua bởi 72 tuyệt kỹ kungfu như thương đao bất nhập pháp (binh khí không thể chém vào người), bích hổ du tường công (leo tường), tù thủy công (chạy trên mặt nước), phi tiềm tẩu bích (chạy trên vách, bay trên mái)…
Chỉ cần luyện thành công một trong 72 tuyệt kỹ cũng đủ tư cách để lập ra một võ phái danh trấn giang hồ!... Chỉ nghe Hưng kể về những huyền thoại thôi mà tôi đã rạo rực muốn nhập môn trở thành võ tăng rồi... Hưng hẹn tôi về thu xếp, đúng mồng mười tháng giêng sẽ ra Bắc cùng nhau cất bước "tiếu ngạo giang hồ"...
Đọc những bộ sách kiếm hiệp như Tiếu ngạo giang hồ, Ỷ Thiên Đồ Long ký , Thần điêu đại hiệp… tôi đã quá mê mẩn những thần công lực của các vị cao tăng chùa Thiếu Lâm. Trong lịch sử Trung Hoa, dấu ấn các cao thủ chùa Thiếu Lâm cũng rực rỡ không kém.
Từ đời Đường, tuyệt đỉnh võ học Thiếu Lâm tự đã chấn động giang hồ khi 13 vị cao tăng chùa Thiếu Lâm giúp vua Đường Thái Tông phá trận Vương Thế Sung (mà vừa qua Đài truyền hình TP.HCM đã cho trình chiếu bộ phim nhiều tập San bằng Thiếu Lâm tự. Lịch sử võ học cũng lưu danh các cao tăng như Chí Tháo, Huệ Dương, Đàm Tông… đã đóng góp cho nền võ học thế giới những huyền công tuyệt kỹ.
Tinh hoa của Thiếu Lâm là võ đạo. Võ động, đạo tịnh - tinh thần Thiếu Lâm là mượn cái động để trở về cái tịnh. Các nhà nghiên cứu phương Tây cho đến giờ vẫn chưa khám phá hết kho tàng nội công và khí công của võ đạo. Đi đến chân truyền tuyệt kỹ của Thiếu Lâm tự là một con đường khổ ải. Các tiểu tăng thường được đưa vào chùa từ tuổi lên 5, lên 7, học từ tấn pháp, thân pháp, quyền pháp, cước pháp... rồi la hán quyền, mai hoa quyền.
Bước vào trung cao thì tùy vào thể trạng, nhỏ con thì luyện báo quyền, cao gầy thì hạc quyền, to cao thì long quyền... Không phải ai cũng có thể bước vào hàng cao thủ Thiếu Lâm, vì phải có căn duyên, phải đạt khí lực và nội lực thâm hậu mới có thể luyện tuyệt kỹ, bằng không sẽ phản đòn nội thương. Để đạt đến vô vi quyền (vô chiêu thắng hữu chiêu), dùng khí lực nuôi thao tác liên kết hệ thống thần kinh và huyệt đạo để dẫn khí lực ra chiêu thì mới gọi là thượng thừa, mới có thể gọi là Đạt Ma khí công…
Với một kẻ ngoại đạo như tôi, kho tàng võ thuật Thiếu Lâm tự quả như ngọn núi Thái Sơn mà mới một vài bài quyền của các tiểu tăng đánh võ như múa trong đoàn võ thuật Thiếu Lâm Tinh Anh - Bắc Kinh vừa qua Sài Gòn hồi tháng mười hai cũng đủ khiến tôi choáng ngợp...
9 [ebook] Tự Luyện Thiết Sa Chưởng – Hàng Thanh
Phiên bản bí kíp Thiết Sa Chưởng của Giáo sư Hàng Thanh được giới thiệu bởi Phương Thái Không Đại Sư
Nhà xuất bản Võ Thuật, 1972
Type Link download
.pdf ~ 719 KB (736.871 bytes)
>mediafire.com>
>mediafire.com>r
>bang.vn>

MỤC LỤC

1.- Nguồn gốc môn Thiết Sa Chưởng
2.- Sự quan hệ giữa luyện quyền và luyện công
3.- Sự quan hệ về tuổi tác khi luyện Thiết Sa Chưởng
4.- Cách dùng thuốc khi luyện Công phu
5.- Ba yếu tố quan thiết cần biết khi khởi sự luyện công
6.- Các trường phái Thiết Sa Chưởng
7.- Chương trình 100 ngày luyện Thiết Sa Chưởng
a. Phép hành công:
1) Phách pháp
2) Xuất pháp
3) Thiết pháp
4) Án pháp
5) Điểm pháp
b. Phép dùng thuốc:
1) Kỵ yếu
2) Dư công
3) Thi công
8.- Bí quyết và cách sử dụng chưởng:
1) Phách chưởng
2) Xuất chưởng
3) Thiết chưởng
4) Ấn chưởng
5) Chỉ, điểm
9.-Hổn nguyên chưởng pháp
1) Cách luyện Hổn nguyên chướng pháp
2) Hành công
10.- Khẩu quyết chưởng pháp:
1) Khí chí đan điền thố
2) Toàn lực chú chưởng tâm
3) Án thực thủy đụng lực
4) Thố kinh tuy khai thanh
5) Thôi nghi triều thượng khởi
6) Khẩn bức đoạn mã đăng
7) Tam tự : triêm, ấn, thố
8) Đô dụng tiểu thiên tinh
11.- Bí quyết dùng thuốc khi luyện chưởng:
(Gồm 9 bài thuốc ngâm tẩm)
12.- Cách khám và trị người luyện công bị thương:
1) Nội thương
2) Ngoại thương
13.- Phần thắc mắc quan trọng của môn  đồ võ lâm khi luyện thiết sa
chưởng
NGUỒN GỐC MÔN THIẾT SA CHƯỞNG
Tính đến nay, nhân tài thành tựu về môn Công phu Thiết Sa Chưởng có đến như cát sông Hằng Hà bên Ấn Độ hay sông Cửu Long VN, nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ cũng như chưa có ai biết đích xác thời đại và ông tổ sáng lập môn phái. Dù vậy những kết quả chứng nghiệm được đã làm cho môn sinh thành tựu vang danh trong chốn giang hồ đã cho giai cấp võ sĩ hăng say rèn luyện. Trong khi đó nhiều giả thuyết, tích được lưu truyền như nguồn lịch sử của bản môn.
Các võ gia hữu học thường căn cứ vào những tài liệu như bản thảo, sách bí lục Nội Công, Dịch Cân Kinh, vv… của Thiếu Lâm tự : (quyển Chân kinh nầy khắc trên gỗ vào đời của Gia Khánh nhà Thanh) trong sách có đoạn dạy cách luyện Thủ Công (tức công phu  đôi tay) và cũng ghi kỷ lưỡng cách luyện đôi chưởng. Với tài liệu này giới Võ Thuật xem như một khám phá xa xưa nhất về Võ học được viết bằng văn tự nói về cách luyện đôi Chưởng.
Một đoạn trong sách mộc bản ghi... “Sau khi hành công, đến phần luyện tay, phương pháp này thường phải dùng nước đun (nấu) nóng, rồi cho tay vào mà ngâm luyện. Ban đầu nước chỉ hơi ấm ấm, dần dà thời gian sau nước  được nóng hơn,  đến sau cùng nước nấu sôi vẫn cho tay vào tẩm luyện.
Khi rút tay ra khỏi cho nước sôi dùng ngâm luyện thời những giọt nước còn đọng lại trên da không được lau khô đi, cứ để cho nước tự rút khô trên tay. Và khi luyện công thần phải yên tĩnh, ý chí tập trung chuyển ra bàn tay rồi ra các  đầu ngón tay.  Đó gọi là Pháp môn gây sinh lực cho  đôi chưởng.
Ngoài ra còn phương pháp dùng đậu đen và đậu xanh đổ chung vào chảo lớn rồi cũng đun nóng dần như nước, cũng chọc tay vào luyện công cho đôi chưởng.
Phương pháp thứ nhất dùng nước sôi ngâm luyện đôi chưởng được coi như làm điều hoà khí huyết trong châu thân.
Phương pháp thứ nhì với hai thứ đậu, theo lời truyền tụng có tánh chất khử độc hỏa do luyện công mà sinh. Nói chung có hai phương pháp chủ đích vẫn là rèn luyện cho đôi tay trở thành sắt thép.
Cũng theo sách xưa truyền lại thì cả hai phương pháp luyện chưởng trên nếu người năng luyện tập trong thời gian lâu dài thì khí tích sẽ dồn về hai tay, do  đó tay sẽ rắn chắc như sắt thép, gân cốt cứng cáp vô cùng. Nhưng, điều cần thiết để công phu không bị suy giảm là phải năng luyện tập và sử dụng.
Khi trui luyện đôi tay đến mức độ tinh vi thì tự nó cứng chắc có thể chọc lủng tường gạch, vách cây, làm tan đá lớn, và trong cuộc giao đấu không thể có nhân sự đón đỡ nổi. Sức mạnh khủng khiếp đó là tự phát sinh trong xương cốt do sự trui luyện có phương cách mà ra ...”
Xem đoạn văn trích từ bản Dịch Cân Kinh ta thấy môn công phu luyện cho tay cứng chắc thường được người đời gọi là Thiết Sa Chưởng, âu cũng là từ chỗ gốc Thiếu Lâm sinh ra. Tuy nhiên cũng còn những dữ kiện khó mà xác định cho khỏi phần lệch lạc. Riêng ý kiến của tôi (Phương Thái Không) thì cây có cội nước có nguồn. Võ học cổ cựu khởi sự phát sinh từ Ấn Độ và bành trướng và thăng hoa tại Trung quốc mấy ngàn năm, trong thời gian lịch sử vàng son của nền võ thuật môn Thiếu Lâm do Bồ Đề Đạt ma truyền có nhiều lai lịch. Chính nơi cửa Thiền đã đào tạo cho đời nhiều anh tài kiệt liệt và cũng đã sản xuất nhiều vị Đại Tăng tài trí hơn đời. Có thể chính nơi môn phái có nhiều lai lịch nầy đã truyền lại cho đời môn công phu hữu dụng nầy.
Và sau hết có điều tôi muốn mọi người ghi nhận là dù thế nào đi nữa (lịch sử  đúng hay sai cũng không quan hệ) thì việc cố công rèn luyện thành công pháp Thiết Sa Chưởng vẫn là điều cần thiết và hữu ích nhất trong mọi trường hợp và mọi thời đại.
Sở dĩ tôi thêm mấy câu dường như ngoại ý là vì thời đại 1972 tại nước VN chúng ta, trong mọi lãnh vực người ta thường mang một thứ bệnh không chữa được, đó là “Bệnh nói nhiều mà không làm được”. Mà theo như bản ý cũng là lời dạy của Tổ sư thì người luyện võ : “Nói nhiều không bằng luyện nhiều, luyện nhiều không bằng suy nghĩ nhiều”. Nói như thế có nghĩa, trước phải rành lý thuyết, kế tập tinh hoa những gì học  được, sau hết quán tưởng những  điều  đã học  để thấu  đáo tận gốc, hiểu theo Khổng Khâu tiên sinh là Trí Tri, thế mới gọi là đến nơi đến chốn trong đạo nghề võ mà Tổ sư tâm truyền.
Mong rằng sách nầy ra đời thì có hậu sinh đọc được và làm được những gì đã nói trên đây và sau đây. Được như thế thì người bỏ công soạn sách và tiền nhân đã vui lắm rồi vậy.
10  [ebook] Yến Phi Quyền – Lê Văn Vân
Bí kíp Yến Phi Quyền của Võ sư Lê Văn Vân

Type/td> Link download
.prc ~ 312 KB (319,872 bytes)
>mediafire.com>

LỜI TỰA

Trong võ cổ truyển Bình Định, bài Yến Phi cũng như bài Hùng Kê Quyền là chế tác của hai vị anh hùng áo vải Tây Sơn. Bài Hùng Kê Quyền do Nguyễn Lữ sáng tạo, còn bài Yến Phi do Nguyễn Huệ sáng tạo dựa vào các bài Thần Đồng, Lão Mai, Ngọc Trản để dành cho nghĩa binh rèn tập trong giai đoạn đầu. Cả hai bài này đều lâm vào tình trạng ít được biết đến vì chỉ được truyền bá hạn chế vào thời gian trước đây. Ngay trong thưở sinh thời của Sư Trưởng môn phái Sa Long Cương Trương Thanh Đăng, hai bài này vẫn chỉ được dạy riêng cho con cháu chứ không phổ biến ra ngoài.
Hiện nay, võ sư trưởng tràng Sa Long Cương Lê Văn Vân và người đương nhiệm Chưởng Môn là võ sư Trương Bá Đương đưa cả hai bài quyền vào các chương trình rèn luyện của võ sinh với mong muốn tránh tình trạng bị mai một hoặc sai lạc. Bài Yến Phi được rèn luyện sau khi võ sinh đã học xong bài Thần Đồng, còn bài Hùng Kê Quyền dành cho cấp cao hơn. Bài Yến Phi thể hiện nét dịu dàng của loài chim Yến, với nhiều đặc tính độc đáo riêng của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
……
Khinh công – huyền thoại và sự thật
[video] Quốc Võ - Vovinam Việt Võ Đạo 1/2
[video] Quốc Võ - Vovinam Việt Võ Đạo 2/2/a>
[video] Lão võ sư Ngô Bông với Hùng Kê Quyền

[video] 56 Thuc thai cuc quyen tran gia
[video] Thái Cực Quyền - Đạo diễn Nguyễn Khắc Hiệp

[playlist] tự vệ trong không gian hẹp
[playlist] Drunken Style
[video] Video hướng dẫn chị em cách tự vệ
[video] Hướng dẫn tự vệ cho nữ giới nhanh gọn hiệu quả cao

No comments:

Post a Comment