Wednesday, May 25, 2016

Tóm lược các công trình của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương



Ngày 30/10/1999 tại Giáo lý Viện Cao Đài, TpHCM
[video] Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương tại Giáo lý Viện Cao Đài, TpHCM,30/10/1999
[file] .wmv ~ 69,4 MB (72.820.762 bytes) – 2 file {Part 1; Part 2} >4shared.com>
Tóm lược các công trình của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
GSTS Nguyễn Hoàng Phương sinh năm Đinh Mão – 1927, tại Miền Nam Việt Nam.

Từ năm 1954, ông đã dạy các môn Toán, Vật Lý Lý Thuyết, đặc biệt là Lý thuyết Nhóm, Cơ Lý thuyết, Lý thuyết Tương Đối, Cơ Học Lượng Tử, Lý thuyết Hạt Cơ Bản tại Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, nay là Trường Đại Học Tự Nhiên thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Từ năm 1970, ông chuyển sang nghiên cứu những vấn đề thuộc Triết Đông Phương, Trường Sinh học trên các mặt Triết học, Phương pháp Luận và Cơ chế, trong mối quan hệ với các Khoa học Tây phương. Và từ năm 1985, ông đã định hướng được con đường Tích hợp Triết cổ Đông phương với Lý thuyết Tập mờ (Fuzzy Set), sáng tạo bởi L.A. Zadeh (Đại học Berkeley – Clifornia) và một số Cận Khoa học (Parasciences). Ông đã viết được một số sách và công trình nghiên cứu sau:

01. Cơ Lý thuyết,
02. Nhập môn Cơ Lượng Tử, Cơ sở và Phương pháp luận (Tích hợp Toán Lý Hóa)
03. Lý thuyết Nhóm và Ứng dụng vào Vật lý Lượng tử, 04. Albert Einstein
05. Xử lý tín hiệu rời rạc, 06. Toán tập mờ cho kỹ sư, 07. Galiléo Galilée
08. Đông Y học dưới ánh sáng của Lý thuyết Tập mờ
09. Orientai Philosophy Fundamentals and Fuzzy Set. East and West
10. Tích hợp Đa văn hóa Đông Tây, cho một chiến lược giáo dục tương lai
Bắt đầu năm 1997, ông đã đi sâu hơn và tính Thống nhất Đông Tây Kim Cổ, bao gồm cả Vật Chất, Sự sống, Nhân văn. Và năm 2000 – 2001, đã ra đời công trình sau:
11. Sứ mệnh Đức Đi Lạc (căn cứ vào các báo cáo tại Hội Thảo Quốc tế về Việt Nam Học, Hà Nội, 15-17 tháng 7 năm 1998 và Cafeo 2000, Hà Nội, trên cơ sở Thống nhất Bát Quái Đông Phương và Octonion Tây Phương và thuyết Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Có thể nói rằng Octonion là bộ xương logic Tây phương của Bát Quái – Kinh Dịch, còn Bát Quái là cấu trúc 3 – Đa dạng nhận của Octonion để triển khai các học thuyết Minh triết của Đông phương. Công trình l 4 này, với 7 tập ~ 1100 trang, đã tạo được một Vũ Trụ Quan mới cho Thiên Niên Kỷ III, gọi là
Khoa học Thiên Niên Kỷ Dương Minh Di Lạc Thánh Đức, Thiên Nhân hợp nhất,
thay cho Thiên Niên Kỷ II “mù mịt” đã qua là Thiên Niên Kỷ Mạt Pháp, Địa Nhân hợp nhất.
* Phương pháp luận công trình dựa vào Bát Quái – Octonion và một số Sơ đồ gọi là Hình Vuông Kỳ Diệu Thất Tinh của nền văn minh cổ Hebreux.
* Dựa vào Nhất Nguyên Tồn tại Âm Dương, đã bước đầu xây dựng được các Nhất Nguyên Di Lạc lịch sử: Các Nhất Nguyên Sáng tạo Duy lý & Minh triết. Tiến hóa: Sinh&Tử, Nhân quả; Quá khứ & Tương lai, Sắc Sắc & Không Không của nhà Phật trong khuôn khổ Phi Không gian & Phi Thời gian. Đây là vấn đề chiến lược cao nhất được quan tâm bởi Hệ thông Phật Giáo cao nhất của nhân loại là
TAM VỊ Phật Bàn Cổ, Phật Di Lạc, Phật Đại Thông cùng
TAM VỊ Thánh Sư Morya, Koot Houmi và Jesus.

Đặc biệt qua công trình l 4 ông đã
* Xây dựng được mô hình của hệ 49 Cõi, 49 Luân Xa, 49 Căn chủng Nhân Loại khác nhau trên cơ sở của hệ Tâm linh và chỉnh lý bằng toán học Bát quái – Octonion Cấu trúc Thứ tự (hay Tự Quái Truyện) của hệ Văn Vương, tức là phần Duy Lý cua nó, đồng thời làm sáng tỏ được một phần logic Ngữ nghĩa của nó, tức là phần Minh Triết của Nhân Văn học Đông phương.
* Chứng minh được Kinh Dịch là Lý thuyết Thống Nhất Vĩ đại các học thuyết Nhân văn Đông Phương
* Xây dựng được một Hệ 64 quẻ mới cho Kỷ Nguyên mới
* Giải các bài toán Đại số Octonion – Bát Quái cho Kinh Dịch
* Bước đầu xây dựng một Mô hình Thống Nhất trên Hình Vuông Kỳ Diệu của Mặt Trời.
* Xây dựng được một mô hình của cái gọi là 10 Phương Phật hay “Chiều thứ tư” của Không gian.
* Xây dựng được một số phương án: Sắc Sắc Không Không, Phi Không gian & Phi Thời gian, và tìm các phương án thử nghiệm về Cơ chế của Tiên tri dựa vào Thuyết Thái Ất, Tử Vi và Bát Tự Hà Lạc…
(Trích ‘Tiểu sử tác giả’ in trong sách Sứ Mệnh Đức Di Lạc – Nguyễn Hoàng Phương)

No comments:

Post a Comment